Nước ngọt là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất trên thế giới. Hiện nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Irvine, tin rằng nó đang dần bị cạn kiệt với tốc độ nhanh hơn khả năng hồi phục tự nhiên.
Họ cảnh báo rằng có ít hoặc không có dữ liệu về lượng nước còn lại trong các bể chứa nước này.
Alexandra Richey, tác giả chính của hai nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Tài nguyên nước, đã viết rằng, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ vệ tinh của NASA và kiểm tra 37 bể chứa nước lớn nhất trên thế giới. Trọng lượng nước ảnh hưởng đến lực hấp dẫn của Trái Đất, được gọi là hiện tượng lồi lõm, là những gì các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm vào giữa năm 2003 và 2013.
Bể nước ngầm lớn nhất Trái đất đang dần cạn kiện nhanh chóng:
Họ phát hiện ra rằng hệ thống nước ngầm Ả Rập chịu sự khai thác quy mô lớn nhất trên thế giới, điều này rất đáng lo ngại vì nó là nguồn nước thiết yếu cho hơn 60 triệu người. Bể nước ngầm sông Indus nằm ở phía Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan đứng vị trí thứ hai, và bể Murzuk-Djado ở Bắc Phi đứng vị trí thứ ba. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng 21 trong 37 bể nước ngầm lớn nhất trên thế giới đã đạt đến điểm tới hạn của sự chịu đựng, IFL Science viết.
“Những phép đo vật lý và hóa học đơn giản là không đủ“, Giáo sư UCl và người nghiên cứu chính Jay Famiglietti, cũng là nhà khoa học cao cấp chuyên về nước tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA cho biết.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ không gian để mô tả sự suy giảm nguồn nước ngầm. Họ sử dụng các dữ liệu thu được từ hai vệ tinh song sinh GRACE của NASA. Lượng sử dụng nhiều nhất là ở các khu vực khô hạn nhất trên thế giới, nơi chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm. Biến đổi khí hậu và gia tăng dân số cũng được dự kiến là sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề này.
“Điều gì sẽ xảy ra khi một bể nước ngầm áp lực cao nằm trong một khu vực với những căng thẳng kinh tế xã hội hay chính trị mà không thể bổ sung lượng nước thất thoát đủ nhanh?” Richey hỏi trong một tuyên bố, “Hiện giờ chúng tôi đang cố gắng gióng lên hồi chuông báo động nhắm vào các cơ quan chức năng cho trách nhiệm bảo vệ cuộc sống và sinh kế trong tương lai“.
Trang trại California biến thành giếng khoan để chống hạn hán:
Theo tờ Washington Post: “Nước ngầm ở Thung lũng Trung tâm California là rắc rối lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nó đang dần cạn kiệt nước tưới cho các cánh đồng, những nơi có hạn hán đã dẫn đến sự bùng nổ về số lượng giếng nước khoan. Năm ngoái duy chỉ có California là thông qua quy định đầu tiên để điều tiết lượng nước ngầm, nhưng luật mới này có thể mất đến hai thập kỷ mới có hiệu quả toàn diện“.
“Tình hình hiện nay ở California như chúng ta thấy, là chúng ta dựa rất nhiều vào nguồn nước ngầm khi hạn hán xảy ra“, Famiglietti nói. “Khi kiểm tra tính bền vững của nguồn tài nguyên nước trong khu vực, chúng ta đã hoàn toàn phụ thuộc vào nó“.
Nghiên cứu lưu ý rằng sự khan hiếm nguồn nước ngầm đã dẫn đến hệ sinh thái quan trọng bị thiệt hại, bao gồm các dòng sông cạn kiệt nước, suy giảm chất lượng nước, và lún đất. Tầng chứa nước ngầm thường nằm trong đất hoặc lớp đá sâu bên dưới bề mặt Trái đất. Chiều sâu và độ dày của nó khiến việc khoan và chạm tầng đá móng để tìm mạch nước trở nên khó khăn và tốn kém, nhưng điều đã được thực hiện, theo các tác giả.
“Chúng ta đang tiêu thụ nhanh chóng lượng nước ngầm dự trữ của thế giới, chúng ta cần một nỗ lực phối hợp toàn cầu để quyết định cần để lại bao nhiêu“, Famiglietti nói thêm.
Thanh Phong, dịch từ Vision Times