Mắc kẹt giữa bùn đất khô suốt 4 năm liền, nhưng chú cá này vẫn sống sót kỳ diệu và tìm cách trở về sông.
Libya nằm gần sa mạc Sahara nên thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khô nóng. Tại ngôi làng nhỏ Douz thuộc phía Bắc đất nước này, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 42 độ C. Trong năm, ngoài mùa thu sẽ có mưa, phần lớn thời gian còn lại đều khô nóng, hạn hán.
Nhiều người nghĩ rằng sẽ không có sinh vật nào sống sót dưới thời tiết khắc nhiệt như vậy, tuy nhiên, một loài cá thần kỳ vẫn tồn tại trong môi trường thiếu nước, thiếu đồ ăn suốt thời gian dài khiến nhiều người phải giật mình. Loài cá có tên “Cá phổi Douz“.
Mùa khô đến, người nông dân tranh thủ lúc lao động tìm cá phổi nấp dưới lớp bùn để lấy nước sạch từ phổi của chúng. Họ chỉ cần đặt cá trước miệng, bóp mạnh để nước rơi ra liền có thể giải khát. Sau đó, chúng sẽ bị ném đi, mặc kệ sống chết.
Trong số cá bị ném đi, có một chú cá vô cùng đặc biệt, sau này được đặt tên là Hắc Ni. Hắc Ni cố sức quẫy thật mạnh để rơi xuống lớp bùn cũ, bảo vệ tính mạng.
Tuy nhiên, số mệnh bi thảm của nó chưa chấm dứt. Sau đó, một nông dân khác muốn lấy bùn đắp tường xây nhà, nên đào hết bùn lên phơi khô, Hắc Ni cũng kẹt trong đó.
Người nông dân này dùng những tảng bùn khô đắp tường mà không biết có cá kẹt bên trong. Suốt một thời gian dài, Hắc Ni không có nước uống cũng không có đồ ăn và rơi vào trạng thái ngủ say.
Nửa năm sau, trận mưa thu đầu tiên rơi xuống, Hắc Ni bắt đầu hấp thu nước từ trong bùn và thức tỉnh. Hít xong, chú lại ngủ và lặp đi lặp lại vòng tuần hoàn này suốt 4 năm liền.
Cuối cùng, nhờ một cơn mưa nặng hạt, Hắc Ni thoát khỏi bùn khô và trở về với dòng sông. Chú cá bé nhỏ đã không ngừng đấu tranh với tử thần để giữ lại mạng sống và trở thành câu chuyện kỳ tích ở vùng đất Sahara.
Theo Giadinhvietnam.com