Đêm 27/9, bức ảnh chân dung của Mao Trạch Đông treo trên cổng Thiên An Môn, Bắc Kinh bị gỡ xuống, dấy lên sự chú ý của các giới bên ngoài. Trước đó, chân dung của Mao đã tồn tại không ít tranh luận, vì vậy nhiều lần bị người dân vẩy mực.
Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, vì để nghênh đón ngày quốc khánh sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành chính quyền, ảnh chân dung của Mao Trạch Đông – lãnh tụ của ĐCSTQ, treo trên cổng thành Thiên An Môn, Bắc Kinh đã bị xe cần cẩu gỡ xuống, 40 phút sau mới treo lên lại.
Tuy giới truyền thông Trung Quốc nói rằng, thay chân dung của Mao Trạch Đông tượng trưng cho lấy cũ đổi mới, nghênh đón cái mới, nhưng các giới bên ngoài không khỏi nghĩ đến sự kiện bức chân dung của Mao Trạch Đông nhiều lần bị người dân Trung Quốc phản đối, ném mực.
Nhiều lần bị ném mực, chân dung Mao Trạch Đông dấy lên cuộc tranh luận
Nguồn tư liệu cho thấy, chân dung của Mao Trạch Đông treo trên cổng thành Thiên An Môn đã có ít nhất 4 lần bị ném mực.
Tháng 5/1989, trong khoảng thời gian phong trào sinh viên đòi quyền dân chủ, 3 thanh niên từ Hồ Nam đi đến Bắc Kinh ủng hộ phong trào sinh viên, đồng thời ném sơn và trứng gà lên bức chân dung của Mao Trạch Đông treo trên quảng trường Thiên An Môn, để tỏ rõ rằng nhân dân cần tự do dân chủ, phản đối chính quyền một đảng chuyên chế của ĐCSTQ.
Tháng 5/2009, một người đàn ông đến từ Tân Cương ném chất nổ lên tấm hình của Mao Trạch Đông, khiến cho bên dưới tấm hình có vết cháy sém.
Tháng 4/2010, một người dân từ tỉnh Hắc Long Giang đến Bắc Kinh đã vẩy mực lên trên tấm hình, khiến cho tấm hình bị dơ đôi chút.
Tháng 3/2014, một người đàn ông quăng cả lọ mực lên tấm hình của Mao Trạch Đông, khiến cho góc trái phía dưới của tấm hình bị vấy bẩn.
Từ ngày 1/10/1949, sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, cổng thành Thiên An Môn vẫn luôn treo tấm ảnh chân dung của Mao Trạch Đông. Thế nhưng, Hoàng Đình Khải, người nghiên cứu Trung Quốc đã đăng một bài viết với nhan đề “Yêu cầu gỡ tấm hình của Mao Trạch Đông trên cổng thành Thiên An Môn xuống ngay”, đã được truyền tải trên các trang mạng.
Ông chất vấn: “Đấu tranh chống cánh hữu năm 1975 có phải là được phát động dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông hay không? Có phải nó đã hại chết mấy trăm nghìn phần tử tri thức Trung Quốc hay không? Có phải là đã hại chết mấy triệu người hay không?
Ba lá cờ đỏ có phải là Mao Trạch Đông khởi xướng hay không? Đại Nhảy Vọt năm 1958 có phải là do ông ta nhất quyết làm ra hay không? Chống cánh hữu ở hội nghị Lư Sơn năm 1959 có phải là chính ông ta làm hay không? Từ đây đã khiến cho hàng chục triệu người dân chết đói, thử hỏi đây có phải là trách nhiệm của ông ta hay không?
Mao Trạch Đông có phải đã phát động phong trào Đại Cách mạng Văn hóa hay không? Có phải đã mang đến 10 năm đại nạn cho cả nước Trung Quốc hay không?”.
Hoàng Đình Khải cho rằng: “Bức ảnh của Mao Trạch Đông cần phải gỡ xuống, thứ ô trọc đó cần phải quăng đi, những thứ đó cần phải tiêu hủy”.
Mao Vu Thức, một học giả Trung Quốc, từng viết sách liệt kê tội ác của Mao Trạch Đông, cho rằng Mao “lòng dạ nham hiểm, làm nhục vô số phụ nữ, làm ra các loại đấu tranh giai cấp, hại chết hơn 80 triệu người”.
Nhà sử học nổi tiếng Tân Hạo Niên trong nhiều năm nghiên cứu đã phát hiện, 8 năm ‘kháng chiến’ của ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông: “1 năm kháng chiến tiêu cực, 7 năm chuyên đánh nhau với quân của Quốc Dân đảng”.
ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của Mao Trạch Đông, không chỉ câu kết mật thiết với quân Nhật cướp đoạt một nửa Trung Quốc, còn từ Hà Bắc đánh đến Sơn Đông, từ Sơn Đông đánh đến Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, rồi lại đánh đến Hoài Nam, Hoài Bắc của tỉnh An Huy.
Vì vậy, theo đánh giá của Tân Hạo Niên đối với việc nắm quyền của ĐCSTQ: Không những không có tính hợp pháp trong lịch sử, mà trong hiện thực cũng không có tính hợp pháp.
Tưởng Giới Thạch đi vào thành Bắc Kinh, người dân chào đón nồng nhiệt
Trên thực tế, cổng thành Thiên An Môn vốn đã từng treo qua chân dung của nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử.
Theo ghi chép, những năm đầu Dân Quốc, tổng thống Viên Thế Khải khôi phục đế chế, đã từng treo chân dung của mình ở Thiên An Môn; Tưởng Giới Thạch sau khi hoàn thành bắc phạt, đã treo chân dung quốc phụ Tôn Trung Sơn lên trên cổng thành Thiên An Môn.
Tư liệu lịch sử cho thấy, Trung Quốc trải qua 8 năm kháng chiến, tháng 8/1945, khôi phục Bắc Kinh. Ngày 11/12 cùng năm, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh bay đến Bắc Kinh, khi xe của Tưởng Giới Thạch đi vào quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm nghìn thanh niên nhiệt liệt hoan nghênh, những người vệ sĩ phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ mới giúp ông lên xe an toàn và rời khỏi.
Sau khi kháng chiến thắng lợi, cổng thành Thiên An Môn treo lên tấm chân dung của Tưởng Giới Thạch và bốn chữ lớn “Thiên Hạ Vi Công”, đồng thời treo lên biểu ngữ “Đề cao dân quyền, thực hành chính trị dân chủ”. Mãi đến ngày 31/1/1949, ĐCSTQ chiếm lĩnh Bắc Kinh đã gỡ bỏ tấm chân dung của Tưởng Giới Thạch, cùng tấm biểu ngữ.
Sau khi ĐCSTQ thống trị Trung Quốc, đã không ngừng lợi dụng giới truyền thông để tiến hành tuyên truyền cho nó, khiến cho người dân Trung Quốc nhầm lẫn khái niệm giữa Trung Quốc và ĐCSTQ.
Công lao Tưởng Giới Thạch lưu danh sử sách
Tư liệu công khai cho thấy, Tưởng Giới Thạch tên Trung Chính, tự Giới Thạch, vào thời Trung Hoa Dân Quốc ông luôn là nhân vật nòng cốt của quân đội và chính phủ. Tưởng Giới Thạch từng đảm nhận nhiều chức như: Hiệu trưởng trường quân đội Hoàng Phố, Tổng tư lệnh quân đội Quốc Dân, Chủ tịch chính phủ Quốc Dân, Viện trưởng Viện hành chính, người đứng đầu hội ủy viên quân sự chính phủ Quốc Dân, Thượng tướng đặc cấp của Trung Hoa Dân Quốc, Tổng tài đảng Quốc dân Trung Quốc, Tổng thống Trung Hoa dân Quốc, sau khi hình thành hiến pháp đã giữ chức tổng thống Trung Hoa Dân Quốc trong suốt 27 năm.
Tưởng Giới Thạch lãnh đạo bắc phạt thống nhất toàn Trung Quốc, ông không chỉ lãnh đạo quân đội giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Nhật, mà còn xác định địa vị của Trung Hoa Dân Quốc trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc. Đồng thời ông cũng bảo vệ, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Tưởng Giới Thạch lúc còn sống đã ra sức ngăn cản chủ nghĩa cộng sản Mác-Lê làm loạn Trung Quốc, kiên quyết phản đối tư tưởng chủ nghĩa cộng sản, đồng thời phản đối phong trào độc lập của Đài Loan.
Theo Secretchina