Tinh Hoa

BT Bộ Công Thương xác nhận thuyết thủy điện chiếm đất rừng, tăng nguy cơ từ bão lũ

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận những tác động tiêu cực của thủy điện về môi trường, đất, nước, khí hậu, đời sống dân sinh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. (Ảnh: Quốc hội)

Chiều qua (4/11), Quốc hội tiếp tục họp thảo luận về KT-XH. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có báo cáo giải trình trước Quốc hội về vấn đề liên quan đến thủy điện.

Bộ trưởng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hiện cả nước có 429 đập và công trình thủy điện, trữ nước 56 tỉ m3, công suất 20.000 MW, chiếm 37% là nguồn năng lượng quan trọng đóng góp cho kinh tế xã hội phát triển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có vai trò tích nước để cắt giảm và điều tiết lũ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng thừa nhận những tác động tiêu cực của thủy điện về môi trường, đất, nước, khí hậu, đời sống dân sinh: “Có chuyện thủy điện chiếm đất rừng tự nhiên, ảnh hưởng rừng đầu nguồn và chức năng của rừng trong phòng chống lũ bão”, ông nói và cho biết thêm, đây là vấn đề được Quốc hội quan tâm đặc biệt, đưa vào chuyên đề giám sát.

Bộ trưởng cũng thừa nhận chuyện một số địa phương thực thi còn bất cập. Như thủy điện Hố Hô năm 2016 xả lũ vượt quá mức về hồ, lực lượng chức năng xử lý kiên quyết, thu giấy phép hoạt động và phạt. 

Được biết, gần đây nhất thủy điện Đăk Mi 4 chọn thời điểm xả lũ ngay lúc người dân còn sơ tán do bão số 9 chưa kịp về khiến người dân huyện Nam Giang, Quảng Nam không kịp dọn đồ đạc, di tản gia súc nên gây thiệt hại nặng, nhiều người trắng tay đã gây tranh cãi rất lớn trong dư luận.

Từ Thức (t/h)