Đông y cho rằng ngũ vị theo thứ tự đối ứng với ngũ tạng của cơ thể, lượng thích hợp có tác dụng bổ ích, quá nhiều lại có thể làm mất cân bằng cơ thể, tạo thành tổn thương cho tạng khí.
Sách Trung y Hoàng Đế nội kinh, phần Tố vấn, chương Tuyên minh ngũ khí có viết: Ngũ vị sở nhập, chua nhập can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ. Mà trong Bành Tổ nhiếp sinh dưỡng tính luận nhấn mạnh: Ngũ vị không được thiên lệch, chua nhiều thương tỳ, đắng nhiều thương phế, cay nhiều thương can, ngọt nhiều thương thận, mặn nhiều thương tâm.
Do vậy, ngũ vị lượng thích hợp có tác dụng bổ ích đối với ngũ tạng, quá lượng thì có thể làm mất cân bằng cơ thể, tạo thành tổn thương cho tạng khí.
1. Đắng nhiều thương phế
Vị đắng, ví như ăn mướp đắng, tâm sen… có ích cho tâm, có thể thanh nhiệt tả hỏa, trị chứng mất ngủ, bồn chồn … do tâm hỏa vượng. Nhưng đắng nhiều lại có thể thương phế. Đắng quá độ có thể tạo thành tâm hỏa quá vượng, mà khắc chế phế khí. Do đó khi chúng ta ăn vào quá nhều đồ có vị đắng, thì có thể tổn thương chức năng phế. Mà phế chủ bì (da) mao (lông), ăn vị đắng quá nhiều, da có thể mất đi độ bóng, da khô mà lông tóc dễ bị rụng. Nếu bạn là người biểu hiện phế khí hư dễ cảm mạo, ho, ho có đờm… cần hạn chế thức ăn vị đắng.
2. Cay nhiều thương can
Cay vào phế, thường ăn thực phẩm vị cay hành, gừng, tỏi… có thể phát tán phong hàn, hành khí chỉ thống, có ích tuyên tiết phế khí, phòng trừ ngoại tà phạm phế.
Nhưng cay nhiều dễ thương can. Ăn quá nhiều thực phẩm vị cay dễ dẫn tới phế khí thiên thắng, khắc phạt tạng can. Ăn nhiều cay, thì co quắp mà móng khô, can tàng huyết, chủ cân (gân), vị cay quá nhiều, có thể dẫn tới sự đàn hồi của gân bị giảm, huyết không đến được đầu móng, thì dễ bị giòn, dễ gãy, cũng có thể ảnh hưởng huyết dịch lưu thông. Do đó, người bị triệu chứng can hư thường xuyên thị váng đầu hoa mắt, sắc mặt nhợt… nên ít ăn cay.
3. Chua nhiều thương tỳ
Vị chua có thể bổ can, ví dụ như mơ, sơn tra, cam… vốn có tác dụng thu liễm, cố sáp, có thể khắc chế can hỏa, bổ can âm. Nhưng cam chua thương tỳ. Nhiều thực phẩm chua quá có thể dẫn tới can khí vượng, khắc phạm tỳ vị, dẫn đến chức năng tỳ vị mất điều hòa. Ăn nhiều chua, thịt chai da nhăn môi khô, tỳ chủ cơ nhục, vinh nhuận ra môi. Do đó, người triệu chứng tỳ hư chức năng tiêu hóa không tốt, ăn xong bụng chướng, đại tiện nát, nói tiếng bé khẽ khó nghe… cần chú ý ít ăn đồ chua.
4. Mặn nhiều thương tâm
Vị mặn có thể bổ thận, thực phẩm vị mặn là chỉ thực phẩm tươi mặn tự nhiên như rong biển, hải tảo, tảo bẹ, cua… mà không phải là ăn nhiều muối, chúng tương thông với thận khí, có thể tư dưỡng thận tinh, nhuyễn kiên tan kết.
Nhưng mặn nhiều thương tâm. Ăn nhiều mặn, thì mạch ngưng trệ mà biến sắc, tâm chủ huyết, chức năng đó mà không đủ có thể làm cho huyết mạch ngưng tụ, sắc mặt chuyển đen. Vị mặn ăn nhiều có thể tạo thành thận khí quá thịnh mà khắc chế tâm khí, tổn thương chức năng tim. Người có vấn đề như hồi hộp, đoản khí, đau ngực… nhất định phải ăn ít mặn.
5. Ngọt nhiều thương thận
Vị ngọt có thể bổ tỳ, thực phẩm vị ngọt như hoài sơn (củ mài), bí ngô, cơm, khoai lang… là bổ dưỡng khí huyết, trợ thủ điều hòa tỳ vị. Nhưng ngọt nhiều cũng thương thận, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới tỳ khí thiên thắng, khắc phạt tạng thận. Ăn nhiều ngọt, thì xương đau mà tóc rụng, thận chủ cốt tàng tinh, vinh nhuận ra tóc, do đó đồ ngọt nếu ăn nhiều thì có thể đầu tóc mất đi độ bóng, rụng. Người triệu chứng thận hư thường xuyên đau lưng mỏi gối, ù tai, điếc tai… cần khống chế lượng đồ ngọt ăn vào.
Theo Đại Kỷ Nguyên VN