“Tôi vẫn run lên khi nghĩ về việc bị nhốt trong phòng giam nam ở trại lao động cưỡng bức”. Đây là một câu chuyện có thật, kể về những gì đang diễn ra ở một góc tối tăm trên thế giới này.
Bên cạnh việc tra tấn tàn nhẫn và mổ cướp nội tạng cực kỳ độc ác, chính quyền của ĐCSTQ còn bức hại các nữ học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi bằng cách hãm hiếp và lạm dụng tình dục. Đặc biệt là vào tháng 10/2000, trong trại cải tạo lao động Mã Tam Gia thuộc tỉnh Liêu Ninh, 18 nữ học viên Pháp Luân Công đã bị lột hết quần áo và quẳng vào các xà lim của phạm nhân nam. Và họ bị bỏ mặc cho các phạm nhân nam hãm hiếp tự do. Trong số họ, 5 người đã bị chết, 7 người bị thần kinh, những người còn lại bị tàn phế. Điều đáng lên án là những điều tàn ác như vậy diễn ra ở khắp nơi trong các trại cải tạo lao động và nhà tù ở Trung Quốc.
Doãn Lệ Bình (Yin Liping) là một trong những học viên đã từng bị tra tấn, hãm hiếp và may mắn sống sót. Cô đã quyết định không im lặng nữa sau khi phải chịu đựng nhiều năm đau khổ, và dũng cảm đứng lên và vạch trần tội ác tột đỉnh này.
Dưới đây là sự thật được Doãn Lệ Bình kể lại:
Tôi tên là Doãn Lệ Bình. Năm nay tôi 45 tuổi. Bất cứ khi nào nghĩ đến trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia, tim tôi lại run lên.
Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày 19/04/2001. Vào ngày đó, các lính canh của trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã đưa 10 người chúng tôi – những học viên nữ cự tuyệt từ bỏ niềm tin đối với Pháp Luân Công vào 9 phòng riêng biệt. Tôi đã bị đưa vào phòng đầu tiên nơi có bốn tù nhân nam đang đợi. Khi đi vệ sinh, tôi đã nhìn thấy một phòng lớn khác giam giữ hơn 30 người đàn ông.
Bị bí mật đưa vào phòng giam tù nhân nam
Tôi sẽ không bao giờ quên.
Sáng sớm hôm đó, người đứng đầu phân đội có tên là Trương Tú Vinh bảo tôi thu dọn đồ đạc của mình. Trước đây, cô ấy đã nhiều lần tra tấn chúng tôi dã man. Tôi đã không biết tại sao mình là người duy nhất phải gói gém đồ đạc trong số 30 người ở phòng giam. Sau đó, cô Triệu Tố Hoàn từ phòng giam bên kia hành lang cũng bị gọi ra. Chúng tôi bị đưa ra sân với hành lý của mình. Mười học viên chưa chịu “chuyển hóa” cũng ở đó.
Một đại đội trưởng nói: “Chúng tôi đã tìm thấy một địa điểm tốt cho các người tập luyện tại đó”.
Mười người chúng tôi đã bị một lính canh nam còng tay và đưa vào một xe cảnh sát. Chiếc xe này đã dừng tại một trại lao động cưỡng bức nam. Sau đó chúng tôi mới biết rằng đây là trại lao động cưỡng bức Trương Sĩ.
Chúng tôi đã bị đưa đến một tòa nhà trắng và bị đo huyết áp. Dì Khúc đã được chuyển đi còn 9 người chúng tôi ở lại.
Chúng tôi bị đưa đến 9 phòng khác nhau. Tôi đã bị gửi đến phòng đầu tiên. Có một chiếc giường đôi rộng và một cái sàn treo trong phòng. Bốn người đàn ông đang đợi sẵn trong phòng. Khi đi vệ sinh, tôi đã nhìn thấy có một căn phòng lớn có hơn 30 người đàn ông ngủ tại đó. Họ là những tù nhân.
Tôi cảm thấy hơi sợ và tự hỏi nơi này là đâu. Những người đàn ông này là ai? Tại sao lại có nhiều nam giới ngủ ở đây như vậy? Và tôi đã có câu trả lời vào tối hôm đó.
Sau 10h tối, tôi đã hỏi những người đàn ông trong phòng rằng: “Tại sao các anh chưa rời đi? Tôi cần phải ngủ”. Một trong số bọn họ đã trả lời: “Ngủ ư? Cô chắc chắn muốn ngủ chứ? Không ai được phép ngủ nếu không bị ‘chuyển hóa’. Một người phụ nữ đã được ‘dạy dỗ’ ở đây trong 18 ngày và không được phép ngủ. Cuối cùng, cô ta đã bị điên”.
Video: Một số bức họa tái hiện những cách tra tấn học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. (Nguồn: NTD Tiếng Việt)
Những tiếng thét kinh hãi
Họ đã sớm rời đi nhưng bốn, năm người đàn ông khác đến. Rồi nhanh chóng một nhóm đàn ông khác đi vào. Họ đã la hét ầm ĩ trong hành lang. Họ đá cánh cửa và đột nhập vào phòng. Rồi họ quay phim tôi.
Đột nhiên tôi nghe thấy giọng nói của Chu Quế Vinh từ ngoài hành lang. Cô ấy liên tục gọi tên tôi: “Lệ Bình, Lệ Bình, chúng ta bị gửi từ hang sói tới hang cọp rồi. ĐCSTQ là một băng đảng lưu manh!”.
Nghe tiếng khóc đau khổ của cô Chu, tôi chạy vội ra ngoài hành lang và gặp cô ấy tại đó. Chúng tôi ôm chặt nhau bất chấp việc những người đàn ông kia đánh chúng tôi ra sao. Tôi đã liều mình bảo vệ cô ấy vì cô ấy thấp và gầy hơn tôi. Mắt phải của tôi bị sưng lên do bị đánh đập, còn quần áo của tôi bị xé rách và tôi gần như khỏa thân. Cô Chu và tôi đã bị kéo trở lại phòng. Bốn, năm người đàn ông đã ném tôi lên giường. Một người đàn ông ngồi lên trên người tôi và đánh đập tôi. Tôi trở nên choáng váng và ngất đi.
Khi tôi tỉnh dậy, tôi nhận thấy rằng 3 người đàn ông đang nằm bên cạnh mình. Một ở bên trái và hai ở bên phải. Một thanh niên trẻ gần sát bên phải tôi đang dùng tay động chạm khắp người tôi, anh ta chưa đến 20 tuổi. Một người đàn ông khác nằm phía sau anh ta cũng dùng tay sờ lên người tôi. Người đàn ông ở bên trái tôi liên tục chạm vào mặt tôi và để chân của ông ta tỳ vào vùng kín của tôi. Trên đầu tôi có một người đàn ông khác đang ngồi ở đó, ông ta sờ mặt và đầu tôi. Hai người đàn ông đứng phía dưới đối diện với khoảng trống giữa hai chân tôi, một người quay video, người còn lại thì đang theo dõi. Họ đã nói những ngôn từ tục tĩu. Tôi đã không biết có bao nhiêu người khác phía dưới chân tôi. Họ đã liên tục cù vào lòng bàn chân tôi và cười nói: “Đừng giả chết. Cô vẫn cần phải ‘chuyển hóa’ ngay cả khi đã chết”.
Tôi đã không thể tin những gì mình đã trải qua. Một dòng máu chảy ra từ miệng tôi.
Tôi nghe thấy cô Chu Quế Vinh gọi tên tôi: “Lệ Bình! Lệ Bình!”. Tôi đã cố gượng dậy với tất cả sức mạnh của mình để tìm kiếm giọng nói quen thuộc. Người đàn ông canh cửa đánh vào đầu tôi bằng một cái móc và tôi cảm thấy dòng máu ấm chảy xuống khuôn mặt mình.
Tôi đập vào cánh cửa một cách điên cuồng và cùng lúc đó tôi đã bị đánh từ phía sau. Tôi tiếp tục gọi tên của cô Chu và cô ấy lao vào phòng tôi. Cả hai chúng tôi liên tục lay cánh cửa kim loại. Vào thời điểm lính canh mở cửa, chúng tôi đã bị đánh đập tàn nhẫn.
Chúng tôi đã hỏi lính canh: “Tại sao chính phủ lại đối xử với tôi như vậy? Nếu những người đàn ông này không rời khỏi phòng chúng tôi ngày hôm nay, chúng tôi chắc chắn sẽ kiện các ông nếu chúng tôi còn sống ra khỏi đây. Nếu chúng tôi chết, linh hồn của chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho các ông!”.
Người lính canh đã nói với những tù nhân nam rằng họ không nên làm điều gì sai trái trong khi ông đang làm nhiệm vụ.
Chúng tôi đã bị đưa trở lại phòng của tôi và 4 tù nhân được để lại để trông chừng chúng tôi. Chúng tôi thức suốt đêm nhìn nhau với những giọt nước mắt. Chúng tôi có thể nghe được âm thanh của tiếng la hét và tiếng đập cửa từ những phòng giam khác.
Ngày tiếp theo, ngày 20/4, một người lính canh khác đã chuyển cô Chu về phòng của cô ấy trong phiên trực của ông ta. Ngày hôm đó, tôi đã bị đánh bởi một tù nhân nam. Đêm đó, tôi đã bị hiếp dâm tập thể giống như đêm hôm trước.
Chúng tôi không biết làm thế nào mà đã sống sót qua đêm đó.
Vào ngày thứ ba, cô Chu và tôi đã nghĩ đến Nhậm Đông Mai, một cô gái vẫn chưa lập gia đình bị giam trong phòng giam xa nhất bên trong. Chúng tôi đã đến hành lang và gọi tên cô ấy.
Tôi đã nói chuyện với người lính canh và bảo ông ta rằng Nhậm Đông Mai vẫn còn độc thân, họ không nên làm tổn thương cô ấy nếu họ vẫn còn là con người.
Sang ngày thứ tư, một đội lính canh đã đến. Cô Chu Quế Vinh và tôi mỗi người đã bị giữ bởi hai lính canh và bị chuyển đi. Chúng tôi vẫn tiếp tục gọi tên Nhậm Đông Mai và cuối cùng cô ấy cũng được đưa ra ngoài. Chúng tôi không biết những gì đã xảy ra với 6 học viên khác.
Trước đây, tôi chưa bao giờ viết ra chi tiết những gì đã xảy ra ở đó. Thậm chí bây giờ, sau nhiều năm, tôi vẫn còn run lên khi nghĩ về điều này. Bất cứ khi nào nghĩ về những điều đã xảy ra với mình, tôi lại một lần nữa trải nghiệm nỗi sợ hãi và đau đớn cùng cực trong những ngày đêm đó.
Sau đó tôi được biết rằng, trước khi chúng tôi bị chuyển đến đó, đã có 33 học viên bị chuyển đến đó và bị “chuyển hóa” theo cách này. Một số đã bị suy sụp tinh thần.
Là nạn nhân sau khi phải chịu đựng nhiều năm đau khổ, dù rất khó khăn, nhưng cô Doãn Lệ Bình đã dũng cảm đứng lên và vạch trần tội ác.
Bác sỹ Jingduan Yang là một nhà tâm lý học ở Philadelphia, người đã điều trị những người còn sống sau khi bị bức hại tại những trại lao động ở Trung Quốc, ông đã phỏng vấn một số nạn nhân của Trại Lao động khét tiếng Mã Tam Gia.
Ông Yang nói rằng khó khăn của Doãn Lệ Bình khi viết lại câu chuyện này là điều thường thấy ở những nạn nhân bị lạm dụng khốc liệt như thế.
“Điều này được gọi là rối loạn hậu chấn thương”, Yang nói. “Một triệu chứng là chết lặng, xa lánh, không muốn nghe, nhìn, hay thấy bất kỳ điều gì có thể gợi lại cho nạn nhân về những gì đã xảy đến với cô ấy. Cô ấy luôn sống trong sợ hãi và lo lắng. Đây là những triệu chứng thường gặp”.
Bác sĩ Yang cho biết: “Sự tác động lên những ai bị lạm dụng kiểu này là khủng khiếp”; “Bạn không thể đánh giá được những gì đã xảy đến với họ. Nó phá hủy lòng tự trọng của một con người. Nó khắc sâu nỗi sợ hãi và khủng bố lên nạn nhân cả về thể xác, về cảm xúc và cả về nhận thức”.
“Nỗi sợ hãi luôn ở trong người và có thể phát tác vào bất cứ lúc nào nếu có điều gì làm họ liên tưởng đến nỗi đau này. Nó thay đổi vĩnh viễn cách họ đối xử với con người. Ngay cả khi họ đã thoát khỏi nơi mà họ bị lạm dụng và sinh sống ở một nơi an toàn, họ vẫn bị ác mộng, hồi tưởng, và khủng bố”.
Bảo An (Theo Minh Huệ Net)
Bài liên quan: