Tinh Hoa

Bí ẩn nghìn năm: Thảm họa tàn khốc khiến thành cổ Mohenzo Daro biến mất trong tích tắc

Các nền văn minh cổ đại luôn là bí ẩn, là bài toán khá đau đầu chưa có lời giải của các nhà khoa học. Ấn Độ cổ là một trong số đó, nơi ấy từng là một vùng đất thịnh vượng, phồn hoa,… nhưng tất cả đột nhiên dừng lại vào 3600 năm trước. Phát hiện sau này khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.

Nền văn minh phồn thịnh 3600 năm trước bị hủy đi chỉ trong nháy mắt. (Ảnh qua Twitter)

Trong lịch sử thế giới từng có 3 vụ nổ lớn nổi tiếng, chúng được xem là 3 sự kiện bí ẩn lớn nhất thế giới.  

• Thứ nhất là vụ nổ Tunguska

• Vụ nổ thứ hai là Thiên Khải – còn gọi là vụ nổ Vương Cung Hán

• Thứ ba là vụ nổ Mohenjo Daro được đề cập đến trong bài viết này.

Vụ nổ Mohenjo Daro xảy ra  ở Thung lũng Ấn Độ vào 3600 năm trước, và bây giờ nó là lãnh địa của Pakistan.

Như mọi người đã biết, trên thế giới có bốn nền văn minh cổ đại, sự phát triển của chúng rất thịnh vượng. Nền văn minh cổ đại của Ấn Độ khởi nguồn từ thung lũng Indus cũng như thế, thành phố cổ này có tên là Mohenzo Daro. 

Cách đây 3600 năm, thành phố này rất thịnh vượng, giao thương cũng rất phát triển, toàn bộ thành phố đã có dấu hiệu chuyển sang xã hội phong kiến, nhưng tất cả những thứ này đều dừng lại vào 3600 năm trước, và không còn khả năng phát triển nữa. Điều này để lại một dấu chấm hỏi lớn cho các thế hệ sau.

Mohenjo Daro thực sự được phân chia thành thành phố trên và thành phố dưới, đây cũng là tiêu chí quan trọng giúp phân biệt tầng lớp quý tộc thượng lưu và tầng lớp hạ lưu của toàn thành phố. Nếu tiếp tục phát triển thế, thì tiến trình văn minh sẽ càng ngày càng tốt đẹp, nhưng một tai nạn đột nhiên xuất hiện, và mang đi hết thảy.

Trong các tài liệu khai quật được ở địa phương, thảm họa này cũng được mô tả, cho thấy một tiếng động rất lớn đột nhiên xuất hiện trên bầu trời vào thời điểm đó, sau đó có một tia sét lớn vụt qua, tiếp đến là toàn bộ phía Nam chìm trong biển lửa dữ dội, vô số phòng ốc bị hủy diệt, phần lớn người dân trong ấy đều bị chết và bị thương nặng.

Nhiều người cho rằng thảm họa này là đột nhiên xuất hiện, những người sống trong thành phố căn bản là không có chuẩn bị gì cả, chỉ là đột nhiên nghe thấy một tiếng động lớn, và sau đó một ánh sáng trắng lớn lao lên bầu trời, và,…toàn bộ thành phố chìm trong cảnh tàn phá hủy diệt. Nhiều người còn chưa kịp phản ứng gì thì đã chết, đây là “vụ nổ Mohenjo Daro” nổi tiếng trong lịch sử nhân loại.

Vụ nổ đã khiến gần 50.000 người thiệt mạng. Tất cả các tòa nhà, bao gồm cả những ngôi nhà có bán kính 1.000 mét cách trung tâm vụ nổ cũng đều biến thành tro tàn, một lượng lớn các tàn tích cũng được tìm thấy trong đống đổ nát khi được khai quật. Do đó, có thể kết luận rằng nhiệt độ của vụ nổ đó cực kỳ cao. Theo suy đoán của các chuyên gia thì nhiệt độ ở trung tâm có thể đã lên tới 1500 độ C. 

Thảm họa ập đến trong tích tắc, cả thành phố Mohenjo Daro chìm trong biển lửa. (Ảnh qua Pinterest)

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa, là khi các mảnh xương khai quật được thử nghiệm, một lượng lớn chất phóng xạ được tìm thấy trên những mảnh xương này, điều này nghe có vẻ lạ, nhưng các vật thể phóng xạ trong hàng chục vật thể khác nhau, sự tan chảy của gạch và các vật liệu xung quanh, sự nóng chảy và kết tinh này thực sự đã chỉ ra rằng, một quả bom hạt nhân hoặc một loại vụ nổ hạt nhân nào đó đã xảy ra ở đây. 

Ngày nay, các nhà khoa học đều biết rằng ngoài vũ khí hạt nhân ra thì không có phương thức gây hại nào có thể tạo ra loại thiệt hại như vậy. Nhưng ở Ấn Độ cách đây 3.600 năm, làm sao có thể có vũ khí hạt nhân? Theo chúng ta biết thì quả bom nguyên tử đầu tiên cho đến thế kỷ trước mới được nghiên cứu ra.

Về nguyên nhân của sự kiện Mohenjo Daro thì đến nay vẫn chưa có lời giải thích đầy đủ, do thời gian quá lâu và ít dữ liệu ghi chép lại nên người ta đã đưa ra 3 cách giải thích sau đây dựa trên những phế tích còn lại:

Thứ nhất: Sự kiện Mohenjo Daro là do nổ hạt nhân. Vào thời điểm đó, có một truyền thuyết về một vụ nổ kỳ lạ trong lịch sử Ấn Độ, trong mô tả đã nhắc đến “ánh sáng chói lóa” nhiều lần, “lửa không khói”, “cực quang tím và trắng”, “mây bạc”, “hoàng hôn kỳ lạ”, “ngày trong đêm”,… và các từ khác. Những ghi chép lịch sử này khiến vụ nổ hạt nhân trở thành một trong những nguyên nhân gây ra sự kiện Mohenjo Daro.

Thứ hai: Tia chớp đen dẫn đến sự kiện Mohenjo Daro. Hiện tại, giả thuyết được các nhà khoa học đồng tình nhất là lý thuyết về sự hủy diệt của tia chớp đen. Tia chớp đen phát triển từ một loại sét quả cầu hiếm gặp. Nó có kích thước nhỏ nhưng sức công phá lớn, khi nhiều tia chớp đen tụ lại với nhau sẽ phát ra khí độc và rất dễ phát nổ. Một vụ nổ chớp đen có thể gây ra hàng loạt loạt vụ nổ, ngay lập tức tạo ra công suất cao và nhiệt độ cao, đó là lý do tại sao có cặn nóng chảy được tìm thấy trong đống đổ nát.

Sự hình thành của tia sét đen khiến các nhà khoa học không thể lý giải. Từ lâu, trong tâm trí con người chỉ có tia chớp trắng xanh, đây là hiện tượng phóng điện tự nhiên trong không khí, thường kèm theo chói sáng, và chưa từng thấy “tia chớp đen” không phát sáng. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thực sự chứng minh được sự tồn tại của “tia chớp đen”. Qua quá trình quan sát và nghiên cứu trong thời gian dài,  đánh giá từ một số bức tranh đá cổ, con người đã phát hiện ra tia chớp đen cách đây khoảng 5.000 năm.

Ngày 23/6/1974, nhà thiên văn học Liên Xô cũ Chernov từng nhìn thấy một tia chớp đen chuyển động rất nhanh ở thành phố Zabalor. Lúc ấy một cơn bão lớn đang đổ bộ vào thành phố, ban đầu nó là một quả cầu tia chớp mạnh. Sau đó, một vật thể màu đen bay ra, nó trông giống như một đám sương mù ngưng tụ. 

Điều thú vị hơn là cựu đại tá Liên Xô – Bogdanov cũng nhìn thấy một tia chớp đen sủi bọt, ổn định trong ánh sáng ban ngày ở Moscow, đường kính của nó khoảng 25cm ~ 30cm, giống như sương mù ngưng tụ, phía sau là một cái bóng màu đỏ nhạt, xung quanh có một cái bánh xe ánh sáng màu nâu sẫm, giống như một quả cầu lửa lớn màu đỏ, lăn nhanh, không bao lâu liền lập tức nổ tung.

Ngày 12/8/1983, một người nào đó đã chụp được “bức ảnh tàn khốc” về tia sét đen tại đài quan sát Zacateca ở Mexico. Cho đến nay đã có hàng trăm bức ảnh như vậy, đây đều là những bằng chứng rõ ràng, chứng minh cho sự hiện diện của tia sét đen trên Trái đất.

Thứ ba: Sự kiện Mohenjo Daro là do tàu vũ trụ nổ. Các học giả Anh suy đoán rằng, một phi thuyền chạy bằng năng lượng hạt nhân trên tàu của một người ngoài hành tinh đã phát nổ trên không tại Ấn Độ vào thời điểm đó, điều này dẫn đến sự kiện Mohenjo Daro. 

Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào về người ngoài hành tinh, nên hiện tại chưa thể khẳng định nhận định này là nguyên nhân của sự kiện Mohenjo Daro.

Vì vậy, cho đến ngày nay, những gì đã xảy ra với Mohenjo Daro vào thời điểm đó vẫn chưa có kết luận. Đây vẫn còn là một bí ẩn đối với nhân loại.

Tử Vi