Tinh Hoa

Bí ẩn lịch sử: Những thành phố sa mạc bị lãng quên ở Dubai

Dubai, một thành phố hiện đại với những kiến trúc hào nhoáng và sự giàu có tột cùng. Các sa mạc nơi đây đã vùi lấp những thành phố bị lãng quên, che đậy một nền lịch sử bí ẩn về những cư dân cổ xưa và cách mà họ đã thích nghi để vượt qua những tác động lớn lao của biến đổi khí hậu trong quá khứ.

Dubai nghiễm nhiên là biểu tượng tiêu biểu cho thành phố thế kỉ 21. Nơi đây có tòa nhà trọc trời cao nhất hành tinh, thu hút hơn 13 triệu lượt khách du lịch hàng năm và đoạt danh hiệu sân bay tiếp đón nhiều hành khách quốc tế nhất thế giới.

Vì vậy, khảo cổ học hay cổ vật không phải là điều mà nhiều người biết đến khi nói về Dubai và các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. Tuy nhiên, thật bất ngờ là vương quốc sa mạc này có một lịch sử vô cùng phong phú. Tuyệt nhiên không phải là sa mạc hẻo lánh, các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất có rất nhiều thành phố bị lãng quên và các điểm khảo cổ mới được khám phá gần đây đã vén màn một bí ẩn chưa từng được biết đến về sự phát triển của nền văn minh con người ở bán đảo Ả rập, con người lần đầu tiên bước ra khỏi Châu Phi từ hơn 100 nghìn năm về trước. Sau hàng thiên niên kỷ săn bắn và hái lượm để tồn tại rồi phát triển ngành nông nghiệp, nơi đây đã trở thành trung tâm của nền công nghiệp thay đổi thế giới – Đúc đồng.

Bức họa bản đồ từ quyển “Ông hoàng sa mạc Oman” được xuất bản tại Methuen và năm 1947 (theo ancient-origins.net)

Vùng đất bí ẩn Magan và những thành phố đầu tiên

5000 năm về trước, sự phát triển tại dãy núi Haja ở phía đông Dubai đã thay đổi thế giới. Sau hàng thiên niên kỉ săn bắn và hái lượm để tồn tại, dân bản địa đã khám phá ra nguồn kim loại đồng khan hiếm tại khu vực gần biên giới ngày nay với Oma. Sau đó họ đã tìm cách để khai thác, chiết xuất kim loại và trộn nó với thiếc để sản xuất đồng đỏ.

Vùng đất Magan nhanh chóng được biết đến là nhà cung cấp chính những sản phẩm đồng đỏ như: dụng cụ và vũ khí, cho toàn bộ khu vực Trung Đông, đặc biệt là một số thành phố mới mọc lên tại vùng đất Sumer, bao gồm: thành phố Ur và Uruk. Đồng đỏ giúp việc canh tác trở nên hiểu quả hơn và mang nền văn minh mới đến cho những nơi này.

Tại Hili, phía bắc của Al-Ain, thành phố lớn thứ ba của các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất, và cũng là di sản duy nhất của nước này được UNESCO công nhận, các nhà khảo cổ đã khai quật 202.343.821 mét vuông và tìm thấy rất nhiều tòa nhà, lăng mộ và các phần còn sót lại của rãnh nước Falaj có niên đại khoảng 5.000 năm tuổi. Điểm nổi bật là một ngôi mộ đã được phục hồi là nó có hình tròn với đường kính khoảng 10 mét. Cánh cửa ngôi mộ được điêu khắc hình 2 con dê và các phiến đá được cắt ghép với nhau vô cùng chính xác. Thậm chí chỉ tơ nha khoa cũng không thể lọt được qua khe. Chúng giống như một phiên bản thu nhỏ của bức tường đá Inca tại Machu Pichu có độ tuổi khoảng 500 năm, chỉ khác là những phiến đá trong ngôi mộ tại Hili đã có 4.700 năm tuổi.

Những thành phố bị lãng quên vào Thời kì Đồ sắt: Mleiha, Tell Abraq và Ad-Dur

Sau 2.000 năm, sắt đã thay thế đồng và mang đến những thay đổi ngoạn mục trong cuộc sống người dân tại bán đảo Ả-rập. Mleiha, thị trấn gần sa mạc tại Al Dhaid, cách Dubai khoảng một giờ lái xe là vùng đất sản xuất và tinh luyện sắt chủ yếu.

Thời kì chúa Ki-tô tại thế cũng là những ngày hoàng kim của ngành công nghiệp sắt, Mleiha là khu định cư lớn nhất vùng với hàng trăm ngôi nhà và nhiều xưởng gia công sắt. Rất nhiều dân cư đã sinh sống tại đây trong vòng 500 năm, từ giữa thời kì đồ sắt đến năm thứ nhất sau Công nguyên. Tiếc là sau đó nó đã bị bỏ hoang và đi vào quên lãng, những bức tường dần sụp đổ và bị bao phủ bởi cát bụi.

Mleiha từng là nơi định cư rộng lớn nhất tại các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (theo ancient-origins.net)

Một phần các bức tường đã được phục hồi của khu vực đúc sắt rộng khoảng 70 mét vuông hiện tại đang nằmphía dưới một nhà chứa máy bay.

Các cuộc khai quật tìm thấy hai lò đúc sắt sản xuất vũ khí và tiền xu, có những pháo đài để bảo vệ và nhiều ngôi nhà được xây xung quanh. Điều này cho thấy từng có một số lượng đáng kể những người sinh sống và làm việc ở nơi này.

Những thỏi sắt và các sản phẩm đã hoàn thiện được vận chuyển từ Mleiha về phía bắc, đến bờ biển tại Tell Abraq và Ad-Dur. Sau đó, chúng được vận chuyển lên Vịnh Ba Tư, tới tay các khách hàng ở Mesopotamia và Levant.

Tell Abraq và Ad-Dur cũng là những nơi định cư tuyệt vời. Không lâu sau khi Hili bị đánh chiếm, Tell Abraq đã sớm có người đến định cư trong vòng 2.000 năm. Trong nhiều năm gần đây, nơi này đã trở thành một điểm khảo cổ bận rộn. Gần Ad-Dur, đối diện khu Umm al-Quwain hiện đại là một bờ biển rộng khoảng 6.5 km. Nơi này rất dễ đến để tham quan, những tảng đá của các ngôi nhà cổ nằm nằm ngăn nắp giữa những cồn át ven biển, một cảnh quan thơ mộng không thể bỏ qua.

Julfar: Thành phố đỉnh cao thời Trung Cổ Ả-rập

Một trong những thành phố nổi tiếng nhất của Ả rập vào thời Trung Cổ là Julfar. Thật trớ trêu khi các nhà lịch sử học đã biết đến nó từ những ghi chép nhưng lại không thể tìm thấy vị trí nơi này. Đây là ngôi nhà của thuyền viên huyền thoại Ahmed ibn maijd và tiểu thuyết thủy thủ Sinbad. Julfar từng được phát triển hàng nghìn năm trước khi đổ xuống và biến mất khỏi kí ức của nhân loại trong gần hai thế kỷ nay. Không như những thành phố sa mạc trên, Julfar là bến cảng lớn có nhiệm vụ như một trung tâm thương mại của miền nam vịnh Ả-rập vào thời Trung Cổ.

Julfar được biết đến là nằm ở đâu đó trên Vịnh Ba Tư, phía bắc Dubai. Tuy nhiên, khu vực này mới chỉ được các nhà khảo cổ tìm thấy vào những năm 1960. Những dấu hiệu sớm nhất của việc định cư tại đây là vào khoảng Thế kỷ 6, khi những cư dân bắt đầu giao dịch thường xuyên đến những nơi xa xôi như Ấn độ và Viễn đông. Thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 14 là thời kì vàng son của Julfar, họ đã mang theo la bàn chu du nửa vòng Trái đất và tiến hành giao dịch đến những nơi thật và đánh bắt xa bờ.

Người Ả-rập đã đi thuyền vào vùng biển Châu Âu từ rất lâu trước khi người Châu Âu thành công trong việc khám phá Ấn độ dương và Vịnh ba tư. Julfar là trụ sở chính của du hành và thương mại, thành phố lớn nhất và cũng là trọng yếu nhất ở vùng vịnh phía nam trong hàng nghìn năm. Các thương gia Ả-rập thường xuyên thực hiện những chuyến du hành dài 18 tháng đến những nơi rất xa như Trung Quốc và giao dịch hầu hết tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng.

Các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật tại Julfar vào tháng 4/2010 (theo The National)

Một trung tâm thương mại có giá trị như vậy luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đế quốc đối thủ. Người Bồ đào nha dành được quyền kiểm soát Julfar vào thế kỷ thứ 16, khithành phố này đã có 70.000 dân cư. Một thế kỉ sau, người Ba Tư đánh chiếm được thành phố, nhưng rồi thất thủ vào năm 1750 khi bị bộ lạc Qawasim tấn công. Bộ lạc này thành lập thành phố của mình gần đó, tại Ras al-Khaimah. Họ đã cai trị nơi này đến ngày nay và bỏ mặc Julfar tan rã rồi sụp đồ xuống các đụn cát ven biển trong quên lãng. Ngày nay hầu hết tất cả những gì liên quan đến Julfar đều đã bị che phủ bên dưới những đụn cát trải dài về phía bắc của Ras al-Khaimah.

Các sa mạc che phủ 95% diện tích những vương quốc Ả-rập chắc chắn vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí mật. Hầu như năm nào cũng có những khám phá quan trọng, lấp vào những chỗ còn trống trong bảng ghép hình mô tả quá khứ tuyệt vời của đất nước này.

Tất cả những nơi được miêu tả bên trên cùng rất nhiều những nơi khác (được miêu tả đầy đủ trong cuốn “Beyond Dubai: Seeking Lost Cities in Emirates”) đều chỉ cách Dubai khoảng một giờ lái xe và tất cả mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận để tìm thêm chút hương vị khác biệt, lạ kỳ vào chuyến du lịch của mình tại Dubai – thành phố hiện đại nhất hành tinh.

An Bình, dịch từ ancient-origins.com