Những bộ hài cốt khổng lồ vẫn liên tục được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới, như muốn thách thức nhận thức của giới khoa học về sự tồn tại của người khổng lồ.
Hài cốt khổng lồ của vua Arthur?
Tại tu viện Glastonbury, nằm ở Somerset, Anh, có những tài liệu ghi chép lại về lịch sử, tôn giáo và thần thoại nổi tiếng từ lâu đời.
Có truyền thuyết kể rằng, nơi đây từng tìm thấy một bộ hài cốt của vị vua Anh quốc đã mất từ năm 1190 được vua Henry II chôn cất dưới huyệt mộ sâu 7 feet (khoảng 2,1 mét).
Trên ngôi mộ này có một cây thánh giá bằng chì có dòng chữ: ”HIC JACET SEPULTUS INCLYTUS REX ARTURUS IN INSULA AVALLONI” (Tạm dịch: “Đây là nơi chôn cất Vua Arthur nổi tiếng ở Đảo Avalon”).
Điều đó là một trong những bằng chứng cho thấy khả năng vị vua khổng lồ huyền thoại này thực sự tồn tại. Sau khi tiến hành tìm kiếm ở khu vực trên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một chiếc quan tài khổng lồ được làm từ một thân cây sồi.
Bên trong quan tài có một bộ xương người, qua khám nghiệm xác định là giới tính nam, cao gần 9 feet (gần 3 mét). Cạnh đó là một bộ xương của nữ giới với kích cỡ trung bình, đây được cho là Hoàng hậu Guinevere, vợ của Vua Arthur. Bộ xương với chiều dài gần 3m được coi là bằng chứng xác định một chủng tộc người khổng lồ đã từng tồn tại.
Những nghi vấn của chuyên gia
Sau này hài cốt của Vua Arthur và Hoàng hậu Guinevere được đặt trong tu viện Glastonbury, thế nhưng vào năm 1539 tu viện đóng cửa nên bộ xương và cây thánh giá cũng bị thất lạc.
Nhiều ý kiến cho rằng hài cốt của Vua Arthur đã được chôn cất lại ở đâu đó. Từ đó dẫn đến suy đoán rằng các mục sư đã sử dụng danh tiếng lịch sử của địa điểm để thu lợi cá nhân.
Nhiều người tin rằng việc tìm thấy thập tự giá cùng hài cốt của vua chỉ là lừa đảo nhằm trục lợi, để các mục sư kêu gọi giới quý tộc quyên góp, ủng hộ cho tu viện.
Xác nhận sự tồn tại của người khổng lồ
Nhà khảo cổ học Ralegh Redford cho biết, ông đã xác định được vị trí chôn cất vị vua vào khoảng những năm 1950 và 1960, nhưng có rất ít bằng chứng chứng minh được đây là mộ của Vua Arthur.
Vào năm 1194, nhà sử học nổi tiếng Giraldus Cambrensis đã đích thân kiểm tra những mảnh xương khổng lồ và khẳng định rằng chúng là thật.
Sau đó vào năm 1962-1963, Tiến sĩ Ralegh Radford, một nhà khảo cổ học cho biết đã xác định được vị trí chôn cất thi hài được cho là của Vua Arthur. Thế nhưng theo lời của Giáo sư Gilchrist thì ông Radford chỉ tìm thấy một cái hố trong một nghĩa trang, có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV của một người nào đó chưa xác định.
Dù đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi rằng bộ xương này có phải của Vua Arthur hay không, thì chúng ta vẫn có thể chắc chắn một điều rằng bộ xương này chính xác là của một người khổng lồ cao gần 3 mét.
Không chỉ có bộ xương ở Glastonbury, người ta còn tìm thấy nhiều bộ xương khác là bằng chứng cho giả thiết này.
Hộp sọ khổng lồ Argedava, Romania
Năm 1940, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật cổ vật tại Argedava, nơi đây được cho là có tàn tích của thành trì chủng tộc người Burebista.
Những người tham gia vào cuộc khai quật này ngoài những chuyên gia còn có cả người dân địa phương. Trong lúc tìm kiếm, ông Lonita Florea đã phát hiện ra một hộp sọ to gần gấp 3 lần người bình thường.
Cũng tại đây nhóm khảo cổ còn khai quật được 80 bộ xương cùng những bình gốm lớn dùng để chứa gạo, hầu hết vẫn nguyên vẹn. Điều đáng nói là những người tham gia cuộc tìm kiếm sau đó đều không bao giờ nhắc lại chuyện này, bí ẩn về những bộ xương từ đó được ém nhẹm, không lời giải.
Những ngôi mộ khổng lồ ở Scaieni
Trong lúc xới đất để gieo trồng, người dân ở Scaieni, dãy núi Buzaului, Romania đã phát hiện được những bộ xương dài tới 2,4 mét cùng trang sức, những mảnh đồ gốm và các bức tượng bằng kim loại cao khoảng 1m.
Các nhà khảo cổ đã tới đây để tìm hiểu, tuy nhiên sau đó mọi thứ cũng biến mất một cách bí ẩn mà không có lời giải thích nào. Sự việc từ đó cũng nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Đường hầm bí ẩn bên dưới ngọn núi Bucegi
Năm 1940 – 1950, các nhà khảo cổ đã khai quật được 80 bộ xương khổng lồ có chiều dài từ 4 tới 5 mét ở Giurgiu. Tháng 1/1989, người ta lại tìm thấy 20 bộ xương người khổng lồ ở Pantelimon – Lebada.
Đặc biệt, ở Polovragi (Cetateni, Romania), bên dưới tu viện Negru Voda nằm ở lân cận dãy núi, người ta còn phát hiện một hệ thống đường hầm nằm bên dưới dãy núi Bucegi.
Không những vậy, họ cũng tìm thấy nhiều bộ xương khác được cho là của người khổng lồ ở khắp Romania nhưng các phát hiện này sau đó đều không được công bố.
Năm 2009, một kênh truyền hình địa phương đã mở một cuộc điều tra sự việc này nhưng sau đó đã buộc phải dừng lại do khi chuẩn bị lên sóng thì bị uy hiếp từ một thế lực bí ẩn.
18 bộ xương người khổng lồ tại Wisconsin (Mỹ)
Tháng 5/1912, các nhà khảo cổ thuộc ĐH Beloit (Mỹ) đã khai quật được 18 bộ xương khổng lồ. Người ta cũng tìm thấy ở một hang động trên hòn đảo Pulau Upeh, ngoài khơi bang Malacca ở Malaysia có những bộ hài cốt cao khoảng 3 tới 5 mét, trước đó ở Malaysia cũng tìm thấy các ngôi mộ lớn.
Nhưng vì không được phép khai quật nên nơi đây vẫn là bí ẩn không lời giải. Tiến sĩ Mohd Jamil Mukmin, chủ tịch Hội nghiên cứu Lịch sử và Yêu nước Malaysia cho biết, ở Malaysia có rất nhiều ngôi mộ to lớn như vậy.
Yên Yên (t/h)