Hai thị trấn hẻo lánh Magnitogorsk và Kazakhstan Karachi ở khu biên giới của Nga trong gần 1 tháng qua đã xuất hiện căn bệnh lạ với triệu chứng vô cùng kỳ dị. Đó chính là chứng bệnh ngủ liên miên không tỉnh.
Rất nhiều nhà khoa học đã nghi ngờ rằng, lý do của căn bệnh chính là hậu quả của các mỏ Uranium ở gần đó, nhưng hiện các căn cứ chứng minh vẫn chưa xác định rõ ràng.
Tại hai thị trấn biên giới này, có rất nhiều trường hợp người dân ngủ liên miên từ 2 cho tới 6 ngày, thậm chí có một cụ ông suýt chút thì bị chôn sống vì không thở. Đáng chú ý, trẻ em ở các khu vực này còn có triệu chứng chóng mặt, mất trí nhớ, mệt mỏi. Tính từ đầu năm 2014 tới nay, có 2 đợt bùng phát căn bệnh này vào tháng 1 và tháng 5.
Một người nông dân 50 tuổi có tên Marlene cho biết: “Trong lúc tôi đang vắt sữa bò, đột nhiên tôi ngủ quên mất, khi tôi tỉnh dậy mới biết mình đang ở trong bệnh viện và “ngủ quên” 2 ngày 2 đêm mới tỉnh lại”.
Một người đàn ông 30 tuổi kể lại: “Tôi đang làm việc, chuẩn bị mở máy tính để xem tài liệu thì đột nhiên ngủ quên mất. Tôi vừa ngủ liền 30 tiếng đồng hồ”.
Thời kỳ Xô viết, cả hai thị trấn trên đây đều từng khai thác uranium. Có chuyên gia cho rằng, người dân khi ăn hoặc hít phải khí uranium bốc hơi, hoặc ngấm vào mạch nước ngầm thì sẽ gây ra hiện tượng trên. Tuy nhiên, các chuyên gia đã làm hơn 7000 cuộc thí nghiệm bao gồm việc phân tích mẫu đất, nguồn ngước, không khí của ngôi làng; mẫu máu, tóc của người dân tại đây nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân của căn bệnh.
Theo Dân Việt