Tinh Hoa

Bất ngờ trong “miếng đùi heo” La Mã cổ: Người xưa cũng rất sáng tạo và dí dỏm

Một di vật có hình thù kì lạ từ thời La Mã cổ đại đã khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra chức năng của nó.

Chiếc đồng hồ của người La Mã cổ đại.

Thoạt nhìn, nó trông khá giống một miếng thịt đùi heo, nhưng nó có một chức năng rất đặc biệt.

Một di vật khiến các nhà khảo cổ học bối rối vì hình dáng kì lạ được khai quật vào năm 1760 từ tàn tích Villa dei Papiri – một thị trấn nổi tiếng của thành phố Herculaneum từ thời La Mã cổ đại, đã bị tàn phá sau một cuộc phun trào núi lửa.

Mới đây, các nhà khảo cổ đã tìm được lời giải đáp cho di vật kì lạ này, họ đã rất sốc khi biết rằng đây chính là chiếc đồng hồ Mặt trời.

Đi tìm lời giải cho bí ẩn này, Christopher Parslow Wesleyan đã tạo ra một phiên bản 3D chính xác của chiếc đồng hồ đùi heo.

Giáo sư Parslow đã tạo ra một phiên bản 3D của chiếc đồng hồ này.

“Nó đại diện cho một sự hiểu biết về cách thức hoạt động của Mặt trời và nó có thể sử dụng để xem giờ”, Parslow, giáo sư khảo cổ và lịch sử nghê thuật nói.

Một mặt của chiếc đồng hồ có hình mạng lưới, có chức năng tương tự như kiểu quay số truyền thống. Đường thẳng đứng được đánh dấu các tháng trong năm.

Các đường ngang cho biết thời gian từ khi Mặt trời mọc đến trước khi Mặt trời lặn.

Parslow cho biết, cần một chút thời gian thực hành, ông có thể đọc giờ dễ dàng – mặc dù ông thừa nhận sự lắc lư của nó gây ảnh hưởng nhiều hơn ông tưởng.

Thiết kế này có thể được sử dụng để cho biết thời gian trong vòng ¼ hoặc ½ giờ đồng hồ.

Mới đây, Giáo sư Parslow đã thẳng thắn trình bày những kết quả nghiên cứu của mình tại cuộc họp của Viện khảo cổ Mỹ và Hiệp hội nghiên cứu cổ điển.

Di vật trông có vẻ không được thực tế, nhưng người La Mã cổ đại không cần nhìn thời gian chi tiết đến từng phút.

Đã có sự tranh luận giữa các chuyên gia về nguồn gốc hình thành của di vật.

Tuy nhiên, con heo là một biểu tượng trong triết học Epicurus, nhấn mạnh sự sống trong ngày.

Theo Daily Mail