Tinh Hoa

Bất mãn với việc ĐCSTQ bóp méo lịch sử Mông Cổ, bảo tàng Pháp ngừng hợp tác với Trung Quốc

Bảo tàng Lịch sử Nantes ở Pháp mới đây đã hủy bỏ cuộc triển lãm quy mô lớn về Thành Cát Tư Hãn và Đế chế Mông Cổ với sự hợp tác của Trung Quốc, vì cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bóp méo lịch sử và văn hóa của người Mông Cổ, cũng như cố tình xóa và sửa đổi nội dung của buổi triển lãm.

Bất mãn với việc ĐCSTQ bóp méo lịch sử Mông Cổ, bảo tàng Pháp ngừng hợp tác với Trung Quốc. (Ảnh: SOH)

Bảo tàng Nantes và Bảo tàng Nội Mông Trung Quốc đã hợp tác trong nhiều năm và chịu trách nhiệm nghiên cứu lịch sử Mông Cổ và triển lãm Thành Cát Tư Hãn. 

Vào ngày 12/10, bảo tàng Nantes đã đưa ra một tuyên bố cho biết, kể từ khi chuẩn bị triển lãm, nó đã liên tục bị can thiệp bởi phía Trung Quốc, họ không chỉ yêu cầu loại bỏ các từ “Thành Cát Tư Hãn”, “đế quốc”, “tiếng Mông Cổ” khỏi triển lãm mà còn yêu cầu được nắm quyền khống chế văn bản, bản đồ, danh mục và tài liệu truyền thông của triển lãm.

Bảo tàng Nantes cũng tố cáo chính quyền Bắc Kinh có ý định xem xét lại cuộc triển lãm, viết lại lịch sử và văn hóa Mông Cổ, khiến lịch sử và văn hóa Mông Cổ biến mất, để phục vụ cho kế hoạch được gọi là “phục hưng dân tộc” của chính quyền. Bảo tàng cho biết, sau khi thảo luận với các nhà sử học và chuyên gia, họ đã quyết định bảo vệ các giá trị đạo đức, tuân thủ đạo đức và ngừng hợp tác.

Bảo tàng Nantes cũng cho biết rằng, triển lãm mới sẽ vẫn duy trì chủ đề của triển lãm lúc đầu, các di tích lịch sử của Mông Cổ sẽ được mượn từ các bảo tàng Âu Mỹ và sẽ ra mắt vào tháng 10/2024.

Về vấn đề này, La Quan Thông cho biết trong một bài đăng trên Facebook rằng, sau khi đối mặt với “thanh trừ văn hóa”, tương lại của Mông Cổ chắc chắn sẽ giống như các trại tập trung của người Duy Ngô Nhĩ, và sẽ trở thành “ngòi nổ” tiếp theo để cộng đồng quốc tế tập trung vào những hành động tàn bạo của ĐCSTQ. Hơn nữa, thế giới bên ngoài nhìn chung cũng lo lắng rằng, liệu trong tương lai ĐCSTQ có sử dụng phương pháp tương tự để xóa sổ ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử của người Hồng Kông hay không?

Thêm nữa, La Quan Thông cũng kêu gọi cư dân mạng lan truyền thông tin liên quan để nhiều chính trị gia Pháp tham gia và lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Theo báo cáo, có khoảng 6,5 triệu người Mông Cổ ở Trung Quốc. Đầu tháng 9, ĐCSTQ tuyên bố sẽ thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ mới ở Mông Cổ, nhằm tăng cường giáo dục tiếng Trung và giảm các giáo trình tiếng Mông Cổ trên diện rộng, điều này đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người dân Mông Cổ.

Lương Phong