Tinh Hoa

Báo động nạn nghiện game ở Hàn Quốc

Trong khu đồi xanh mướt ở
ngoại ô Seoul, Kang Ji-won dành cả buổi chiều chơi cầu lông. Với bố của cậu. 

:

 

Trận đấu có thể không mang lại cảm xúc tập trung như game trên máy tính mà cậu
từng chơi, nhưng cũng như bao đứa trẻ ở đây, Ji-won đang học cách tiêu khiển
thời gian mà không dính đến Internet. 

Đó là thực tế mà Hàn Quốc đang ngày càng lo ngại. Thói nghiện Internet từ lâu đã
được công nhận như một bệnh lý ở đây. Và một số trường hợp nghiện mức độ cao,
lãng quên cả bản thân hoặc con cái, càng làm tăng nhận thức về vấn đề này. 

Nhưng điều trị căn bệnh này như thế nào không phải chuyện dễ.

Não bị ảnh hưởng

Trại gia đình trên khu đồi là một trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn nạn nghiện
Internet chứ không chữa dứt điểm được thói quen đó. 

Ji-won dường như không gặp nhiều nguy hiểm.

“Khi cháu không lên mạng, cháu thực sự thân thiết với gia đình, nhưng khi cháu
online, cháu rất bực mình khi họ gọi. Cháu không biết tại sao, nhưng thật tệ.
Cháu đang cố gắng sửa chữa, nhưng rất khó”. 

Và còn khó hơn cho những ai đã thực sự nghiện nặng. Đó là lý do một nhà thần
kinh học tại Bệnh viện quốc gia Gongju đã mở một bệnh viện não, đưa ra một cách
chữa trị mới: nội soi não để chỉ dẫn hồi phục. 

Bác sĩ Lee Jae-won nói: “Một số người hỏi tại sao chúng tôi cần trị bệnh cho một
chứng rối loạn hành vi. Nhưng nếu chứng đó tệ đến nỗi não không hoạt động đúng
chức năng thì việc trị bệnh rất hiệu quả”. 

Nội soi não cho thấy các vùng não của một người nghiện hoạt động khác thường và
chúng gây ảnh hưởng tồi tệ đến mức nào. Bác sĩ Lee đã sử dụng thuốc chống trầm
cảm và liệu pháp chỉnh sửa các vùng não đó. 

Cậu bé Jong-soo, không phải là tên thật – đang có hàng chục điện cực gắn vào
đầu. Các bác sĩ mất khoảng 10 phút để gắn cẩn thận lại mỗi điện cực. Từng cái
một, những dây điện cực mỏng này chạy qua tóc cậu tới một chiếc máy cạnh giường.
Trên mặt kia của bảng kính, bác sĩ Lee xem kết quả hiện ra: 

“Kết quả từ những người nghiện Internet rất giống với các bệnh nhân bị ADHD, và
các dạng nghiện khác – theo cách chức năng của não bộ bị suy nhược. 

Phản xã hội

Cha mẹ của Jong-Soo nói rằng cậu từng chơi game thâu đêm, không cần ngủ hay đi
vệ sinh; đến nỗi cậu trở nên hung hăng và phản xã hội. Đến giờ, Jong-Soo đã trải
qua 2 tháng ở bệnh viện của bác sĩ Lee và cậu cho biết mình đang phục hồi tốt. 

Jong-Soo nói ham muốn chơi game của cậu giờ đã giảm, mặc dù chưa biến mất hoàn
toàn.

Khi được hỏi điều gì hấp dẫn khi chơi game trực tuyến, cậu trả lời: “Sự tò mò,
vui vẻ và hồi hộp. Khi chơi, cháu đắm chìm đến nỗi thật khó mà phân biệt thế
giới mạng và thế giới thật, đôi khi còn khó thích nghi với thế giới thật”. 

Bác sĩ Lee tin rằng có hai loại nghiện Internet: những người xấu hổ, thích tính
ẩn danh của thế giới mạng, và những người – như Jong-soo – bị cuốn bút bởi bạo
lực đồ họa và ảo giác quyền lực. 

Như nhiều chính trị gia, bác sĩ Lee muốn các games được điều chỉnh hơn nữa. Hồi
đầu năm nay, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một luật mới giới hạn sử dụng
Internet. Có biệt hiệu là “Luật Cinderella”, quy định này cấm trẻ vị thành niên
không chơi game trực tuyến sau nửa đêm. 

Nhưng các nhà sản xuất game lập luận rằng họ đang bị nhắm đến như một mục tiêu
dễ dàng – vì hạn chế họ sẽ nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn so với xử lý vấn đề thực
sự là thay đổi văn hóa xã hội cơ bản ở Hàn Quốc. 

Bác sĩ Lee nhất trí rằng đó không chỉ là vấn đề về game. Ông cũng tin rằng, các
bậc cha mẹ Hàn Quốc – và hệ thống giáo dục cạnh tranh ở đây – đang gây áp lực
quá lớn lên con trẻ, khiến chúng tìm lối thoát trên mạng.  

Đưa một đất nước kết nối chặt chẽ nhất của thế giới khỏi các game trực tuyến hấp
dẫn nhất toàn cầu không chỉ là công việc của các chính trị gia hay bác sĩ mà của
tất cả mọi người, theo bác sĩ Lee. 

Thanh Hảo (Theo BBC)