Bạn có bao giờ bị tỉnh giấc đột ngột khi ngủ mà không rõ lý do, để rồi sau đó phải gật gù trên chính chiếc giường của mình? 70% trong chúng ta cũng sẽ gặp tình trạng này một vài lần. Vậy nó chính xác là gì?
Có thể bạn đã thấy một thảm họa nào đó trong không gian, hay bạn bị đưa lên 1 tòa nhà chọc trời rồi bị đẩy xuống, rơi tự do, bạn nhận thấy mình đang rơi vào tình huống hết sức nguy hiểm và giật mình tỉnh giấc, thì ra đó chỉ là giấc mơ.
Khoa học nhìn nhận rằng đó là tình trạng co giật khi ngủ, 70% trong chúng ta cũng sẽ gặp tình trạng này một vài lần.
Vậy nó chính xác là gì?
Khoảng thời gian giữa trạng thái ngủ sâu và tỉnh giấc được gọi là trạng thái mơ ngủ, giấc mộng thường xuất hiện vào lúc này. Trong suốt giai đoạn này, bộ não sẽ rất dễ bị đánh thức bởi những tác nhân đột ngột, như 1 cơn co rút cơ không chủ ý chẳng hạn.
Và vấn đề chính xác của tình trạng co giật khi ngủ chính là cơ bắp của bạn co rút và não bạn phải tỉnh dậy để xử lý vấn đề này.
Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Trong phần lớn trường hợp không cần lo lắng, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Khi các cơ bắp bắt đầu thư giãn để chuẩn bị cho giấc ngủ, thì bộ não lại có sự nhầm lẫn, cho rằng cơ thể đang rơi và nó phát tín hiệu thần kinh khiến cơ bắp co giật đột ngột.
Vì vậy, thông thường, nó chỉ đơn giản là sự rối loạn nhận thức của não bộ. Tuy nhiên đối với người thường xuyên xảy ra tình trạng này, thì nó có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau.
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến chứng co giật khi ngủ
1. Hội chứng chân không nghỉ
Có khoảng 10% dân số từng trải qua hội chứng này, đó là nguyên nhân của cảm giác tức hay nhói chân thường xuyên đặc biệt là khi nghỉ ngơi, nằm, ngồi hoặc vận động đi lại thì đỡ đau.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng này có thể có yếu tố di truyền, nhưng nó cũng có thể liên quan tới các bệnh lý sau:
- Bệnh suy thận.
- Bệnh tiểu đường.
- Những vấn đề do nghiện rượu
- Mất ngủ thường xuyên
2. Tổn thương não
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những co giật khi ngủ xuất hiện nhiều ở những người từng bị tổn thương não.
Tổn thương ở não tức là 1 nhóm mô tế bào não bị chết do chấn thương hay các bệnh lý khác. Đặc điểm ở tổn thương tế bào não là những tổn thương không hồi phục.
Vì vậy, đi kèm với tình trạng co giật khi ngủ là những rối loạn chức năng não bộ khác như nhức đầu, đau cổ, nôn mửa, mất trí và chứng động kinh.
3. Lo lắng
Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ một người bị co giật khi ngủ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ căng thẳng và lo lắng của họ.
Tuy nhiên các nghiên cứu trên lại không chỉ ra tại sao căng thẳng và lo lắng lại gây ra tình trạng này. Nhưng họ cũng cho biết vitamin B3 có trong cá, gạo, trứng, đậu phụ, nấm… có thể giải quyết vấn đề này.
4. Những rối loạn giấc ngủ
Những chứng rối loạn giấc ngủ như ngủ gà dẫn đến những hoạt động bất thường ở não bộ. Bất thường này có thể bao gồm sự thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh và sự gia tăng nguy cơ co giật khi ngủ.
Khi nguyên nhân là những rối loạn giấc ngủ, tình trạng co giật khi ngủ thường kèm theo ảo giác và tê liệt tay chân.
Hoàng An, theo DavidWolfe