Bí ẩn bản đồ sao cổ ở Nhật Bản
Sở Văn hóa Nhật Bản đã công bố rằng một bản đồ sao đã được phát hiện tại vùng đất cổ Asuka, tỉnh Nara Prefecture, tờ Asah Shimbun thông tin. Bản đồ sao này được phát hiện ở hầm mộ Kitora trong làng Asuka vào năm 1998, một địa điểm có niên đại thuộc cuối Thế kỷ 7 đến đầu Thế kỷ 8, và trở thành loại hình bản đồ sao cổ nhất trên thế giới.
Nó mô tả 68 chòm sao trong đó các ngôi sao được mô tả bằng cách sử dụng những đĩa làm bằng vàng. Sự chuyển động của vật thể cũng được đại diện bằng ba vòng tròn đồng tâm với một vòng vòng khác mô tả chuyển động của Mặt trời. Địa cực được mô tả tại trung tâm.
Mitsuru Soma, trợ giáo sư thiên văn học tại Đài Thiên Văn Quốc gia Nhật Bản, và Tsuko Nakamura, nhà nghiên cứu thiên văn học hiện đại cùng với Viện Nghiên Cứu phương Đông của Đại học Daito Bunka, đã làm việc với Sở Văn hóa Nhật Bản và Viện Nghiên cứu Văn hóa Quốc gia Nara để điều tra nghiên cứu nới nào ở Trung Quốc đã thực hiện những quan sát thiên văn học trên. Họ cũng điều tra về mốc thời gian khi biểu đồ sao này được đưa ra.
Phân tích các hình ảnh kỹ thuật số này cho thấy địa điểm quan sát có thể nằm ở phía Bắc vĩ tuyến thứ 34, bao gồm các thành phố cổ của Trường An (Tây An ngày nay) và Lạc Dương, cả hai từng là thủ đô của các triều đại Trung Quốc thống trị vùng trung lưu Hoàng Hà.
Soma và Nakamura tin rằng các quan sát đã được thực hiện một vài trăm năm trước khi hầm mộ Kitora được xây dựng. Soma nghĩ rằng nó nằm giữa năm 240 đến năm SCN, trong khi đó Nakamura đưa ra khoảng thời gian từ năm 120 đến năm 40 TCN. Sử dụng điều này như một cơ sở, một cựu giáo sư về lịch sử thiên văn học Đông Á tại Đại học Doshisha cho rằng bản đồ sao này miêu tả bầu trời vào năm 65 TCN, ở một trong hai địa điểm là Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Triều Tiên, hay Seoul, thủ đô của Nam Triều Tiên.
Hầm mộ Kitora nằm trong một phần mộ cổ gần làng Asuak và lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1983. Các chuyên gia tin rằng nó thuộc niên đại khoảng giữ Thế kỷ 7 và đầu Thế kỷ 8 SCN. Hầm mộ bao gồm một buồng đá nhỏ chỉ hơn 1 mét (3,3 feet), rộng 1 mét và dài khoảng 2,4 mét (7,9 feet). Các bức tường hướng về bốn hướng chính của la bàn và hình ảnh trên tường vẽ Huyền Vũ (Rùa và rắn) ở phương Bắc, Thanh Long ở phương Đông, Chu Tước ở phương Nam và Bạch Hổ ở phương Tây.
Những hình ảnh đại diện này đều có kèm theo hình ảnh hoàng đạo bao gồm cả hình ảnh người với những đầu thú. Các tranh tường được phát hiện khi vào hầm mộ này vào năm 1983. Một cuộc thăm dò thứ hai được thực hiện năm 1998 đã phát hiện nhiều hình ảnh hơn và bản đồ sao vẽ trên trần.
Nhiều tranh tường đã được gỡ bỏ vào năm 2004 và năm 2008 để bảo vệ chúng khỏi hư hỏng. Một số chúng đang được khôi phục trong cơ sở đặc biệt trong làng.
Buồng chôn chỉ đủ lớn để chôn một người. Cá nhân này đã được đem chôn trong một quan tài sơn mài bị hỏng trong một vụ cướp mộ và các mảnh vỡ nằm rải rác trên sàn nhà. Buồng cũng chứa hàng hóa và các mảnh xương người. Các hiện vật được phát hiện tại khu vực này bao gồm đồ đạc bằng vàng và một mảnh thanh kiếm được trang trí. Các bằng chứng cho thấy một người đàn ông trưởng thành khoảng trung niên hay lớn tuổi hơn, có thể thuộc dòng dõi quý tộc.
Hầm mộ đã được chỉ định là một địa điểm lịch sử đặc biệt của chính phủ Nhật Bản và việc phát hiện nó đã thúc đẩy một nền văn hóa du lịch mới, trong đó có các nhà khảo cổ nghiệp dư với một sự quan tâm nồng nhiệt về các ngôi mộ cổ. Những nấm mồ Nhật Bản (kofun) giờ đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. Ví dụ, một lễ hội âm nhạc và khiêu vũ nhỏ được tổ chức gần đây tại ngôi mộ Imashirozuka, ở Takasuki, Quận Osaka, thu hút khoảng 19.000 người. Đó là sự kiện thứ tư tại địa điểm này, lễ hội đầu tiên được tổ chức tại đây vào năm 2012.
Việc phát hiện ra bản đồ sao giờ đây trở thành đề tài của nhiều cuộc tranh luận, thúc đẩy những thảo luận về lịch sử của công nghệ thiên văn tại Nhật bản. Một số bài báo khoa học đã được công bố về chủ đề này, bao gồm cả giáo sư Miyajima người lập luận rằng các bản đồ như vậy thường được sử dụng trong nghi lễ và bói toán.
Thanh Phong dịch từ Ancient Origins