Tuần báo Asian ngày 5/5 đưa tin tiết lộ từ một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có ý định bãi bỏ chế độ Thường ủy, phương thức “đời trước chỉ định người tiếp quản cho đời sau” vào mùa thu năm sau.
Được biết thời điểm trên trùng với lúc diễn ra kỳ Đại hội Đảng lần thứ 19. Dường như cách làm này của ông Tập Cận Bình đã cho thấy ngọn gió chính trị Trung Quốc sẽ đổi hướng sang dân chủ.
Giáo sư khoa Chính trị, đại học Quốc lập Đài Loan Minh Cư Chính bày tỏ, kẻ thù của ông Tập chính là phe cánh ông Giang Trạch Dân. Để có thể giành lại quyền lực từ nay cho đến mùa thu năm sau, đối với Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn mà nói họ phải triển khai những đợt tiến công quyết liệt nhất, có thể phải dùng đến cả những kiểu hoạt động ám sát chính trị.
Nếu ông Tập Cận Bình trực tiếp phế bỏ thể chế Thường ủy Bộ Chính trị, cũng bằng như ông đang cực lực làm yếu “Đảng” mà làm mạnh cho “chính phủ”, điều này cũng cho thấy ngày Trung Quốc đi sang thể chế Tổng thống đã trở nên gần hơn.
Trong bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một quy tắc bất thành văn là “bảy lên tám xuống” (tức 67 tuổi thì vẫn có thể lưu nhiệm, 68 tuổi thì phải về vườn), điều này đã khiến cho ông Vương Kỳ Sơn – công thần trong cuộc “đả hổ diệt ruồi” dưới trướng ông Tập Cận Bình phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi Thường ủy. Một khi ông Vương rời đi, cuộc “đả hổ đập ruồi” sẽ gặp nguy cơ bị phản kích ngược trở lại.
Giáo sư Minh Cư Chính nói, Tập Cận Bình phải tìm cách dẹp bỏ “bảy lên tám xuống” mới có thể giữ Vương Kỳ Sơn ở lại, nhưng đó là con dao hai lưỡi, phe cánh họ Giang cũng sẽ vin vào đó mà giữ lại Lưu Vân Sơn – một đối thủ có sức mạnh đáng gờm.
Theo nguồn tin được biết, Lưu Vân Sơn đã nằm trong hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ đến hơn 40 năm, nắm giữ tất cả những phương tiện kiểm duyệt, chuyển giao tin tức, cả trên phương diện hình tượng đối ngoại, thậm chí những phương diện nào không thuộc quyền quản lý cũng phải dính dáng đến lĩnh vực chính trị và tài chính.
Các giới cho rằng, cuộc khủng hoảng thị trường cổ phiếu của Trung Quốc chính là do Lưu Vân Sơn và con trai ông ta là Lưu Nhạc Phi cố ý gây ra. Lưu Vân Sơn là nơi để giới tài chính nội bộ trong Đảng Cộng sản “đâm cành bắt rễ”, tạo thành một hệ thống câu kết của giới quyền cầm quyền, đó là 1 thế lực rất lớn.
Nếu như không phế bỏ “bảy lên tám xuống”, thì sẽ có 5 trong số 7 ủy viên thường trực trong ban bệ quyền lực hạt nhân cao nhất của Bộ Chính trị sẽ phải bầu lại trong hội nghị “Thập cửu đại” vào năm 2017.
Ông Minh Cư Chính bày tỏ, do không chịu đựng nổi cuộc “đả hổ diệt ruồi”, Giang Trạch Dân luôn muốn kéo Tập Cận Bình xuống.
“Trong thời gian diễn ra những cuộc “hiệp thương không chính thức” của hội nghị Bắc Đới Hà từ nay cho đến năm sau, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn sẽ phải nhận lại những cuộc tiến công mãnh liệt nhất. Ám sát chính trị đã xảy ra rồi, Lý Khắc Cường bị một chiếc xe leo núi ám sát, lần tới điều gì xảy ra sẽ không ai biết được, có thể sẽ sử dụng vũ khí hóa sinh khiến cho tử thương vô số”, ông Minh Cư Chính nói.
Còn một phương diện nữa, Tập Cận Bình trong tay nắm giữ chức Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổ trưởng tổ Yếu vụ do Trung ương ĐCSTQ thành lập, tập trung quyền lực quá lớn nên bị người ngoài phê bình không ít.
Giáo sư Minh Cư Chính đã phân tích từ nhiều góc độ: “Giả sử như Quách Đài Minh kiêm nhiệm cả chủ tịch tập đoàn Hồng Hải, Tổng giám đốc, cho đến giám đốc bộ phận nghiệp vụ, bộ phận khai phát, bộ phận nhân sự, bộ phận quan hệ công chúng, ngoài ra còn kiêm nhiệm luôn cả giám đốc sản xuất, thế thì Hồng Hải có thể vận hành chăng?”.
Giáo sư Minh Cư Chính chỉ ra, hiện tượng “tập quyền” của Tập Cận Bình trên thực chất là để cắt gọt bớt ảnh hưởng “cơ cấu nội bộ Đảng”, bởi vì “Đảng” và “chính phủ” là hai hệ thống, “nếu như chuyển đổi một chút thì là thể chế Tổng thống rồi, nhưng mà sự chuyển đổi đó cần một sự biến hóa kinh thiên động địa, phế bỏ Thường ủy Bộ Chính trị. Một khi phế bỏ Thường ủy Bộ Chính trị, thì cũng giống như đã làm suy yếu nền chuyên chính của Đảng, và tăng cường chức năng của chính phủ, đó mới là một cuộc cải cách to lớn vô cùng”.
Động thái này của Tập Cận Bình có thể dẫn Trung Quốc đi sang hướng tự do dân chủ, và đồng thời cũng sẽ đụng phải sự phản kháng quyết liệt của phe cánh ông Giang nhằm bảo vệ quyền lợi, như gửi thư yêu cầu Tập Cận Bình từ chức, tạo ra bạo động hoặc ám sát chính trị…v.v.
Ông Minh Cư Chính nói: “Tập Cận Bình cũng rất rõ tình cảnh này, từ tháng 3 đã cho thành lập những tổ ứng biến 3 người, đến tháng 4 năm nay đã xác lập ra 4 loại tình huống: “Tập Cận Bình gặp bất trắc, Tập – Lý gặp bất trắc, Tập – Vương gặp bất trắc, Tập – Vương – Lý gặp bất trắc”, đều có những an bài sắp xếp cụ thể.
Giáo sư Minh Cư Chính còn bày tỏ, từ tình thế trước mắt có thể nhìn thấy, Tập Cận Bình muốn cải cách nhưng không nhất định sẽ thành công. Giang phái đã bị dồn ép đến bước phải dùng tới biện pháp ám sát chính trị, có thể thấy một điều khá chính xác rằng, việc ông Tập Cận Bình hủy bỏ Đảng Cộng sản, chuyển hướng sang dân chủ, phế bỏ thể chế Thường ủy chính là biểu hiện cho sự chuẩn bị đi sang thể chế Tổng thống.
Theo Đại Kỷ Nguyên