Tỷ phú Lý Gia Thành, người đàn ông giàu nhất châu Á từ 4/2012 – 12/2014 theo Bloombelg, đã rút hết vốn khỏi Trung Quốc. Điều này khiến chính quyền Bắc Kinh phật lòng, bằng việc truyền thông nhà nước đăng tải những bài xã luận phê bình gay gắt, thậm chí còn kèm đe dọa.
Ông Lý Gia Thành, tỷ phú giàu nhất châu Á, trên thực tế đã bắt đầu thoái vốn khỏi Trung Quốc từ năm 2011. Nhà đầu tư nhạy bén này từ năm 2011 đã dần dần bán số tài sản trị giá 16 tỷ USD mình sở hữu ở Trung Quốc để chuyển tiền sang châu Âu, nơi được tỷ phú họ Lý đánh giá là triển vọng hơn. Thương vụ lớn nhất của ông là đợt giải ngân 25% lượng cổ phần ở chuỗi kinh doanh dược phẩm A.S. Watson & Co với giá 5,7 tỷ USD. Còn khoản đầu tư lớn nhất của nhà tỷ phú họ Lý là vào hãng viễn thông lớn thứ hai nước Anh O2 trị giá 15,8 tỷ USD.
Theo đánh giá của Forbes, tỷ phú Lý Gia Thành với số tài sản tầm 24,8 tỷ USD, đã thanh khoản thành công số bất động sản trị giá hàng tỷ USD ở Trung Quốc vào đúng thời điểm, trước khi bong bóng bất động sản nước này thực sự vỡ tan vào năm 2014.
Ông đã đưa ra những quyết định sáng suốt và kịp thời khi dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ truội dần và không còn là nơi sản sinh lợi nhuận cho các nhà đầu tư bắt đầu từ năm 2015. Tỷ phú họ Lý đã cắt tỉa thành công sự ràng buộc của mình vào lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc xuống còn 30% hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng thị phần hoạt động tại châu Âu lên 42%.
Chính vì thế mà chính quyền Trung Quốc cảm thấy không hài lòng. Vào 12/9, viện nghiên cứu Liêu Vương có mối quan hệ mật thiết với truyền thông nhà nước Tân Hoa xã đã đăng tải một bài xã luận với tiêu đề: “Không cho phép Lý Gia Thành thoát tội!”
Trong bài báo, tác giả Lạc Thiên Hạo viết: “Chúng ta đều biết rõ, tại Trung Quốc, ngành bất động sản và bộ máy quyền lực gắn kết chặt chẽ. Không có hậu thuẫn về chính trị, không thể làm kinh doanh bất động sản ở Trung Quốc. Vì vậy tôi e ngại rằng một nhà đầu tư rút vốn khỏi đây chắc chắn chưa suy nghĩ thấu đáo và khôn ngoan”.
“Rõ ràng là những nhân vật tầm cỡ như Lý Gia Thành còn cảm thấy họ mất lợi thế so với những tập đoàn con ông cháu cha ở đại lục”, chuyên gia tài chính kiêm thành viên nòng cốt của phong trào dân chủ tại Hồng Kông Edward Chin bình luận.
Theo ông Chin, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng gây ảnh hưởng đến Hồng Kông cũng khiến các doanh nhân e ngại và thoái vốn khỏi trung tâm tài chính châu Á sầm uất một thời để chuyển sang Singapore hay đảo Cayman nhờ vào hệ thống pháp luật an toàn và đảm bảo hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hải ngoại. Đó có thể là lý do chính khiến ông Lý thoái hết vốn ra khỏi Trung Quốc, thậm chí cả Hồng Kông.
Ông Lý trên thực tế đã sáp nhập hai tập đoàn mình kiểm soát là Hutchison Whampoa Ltd. và Cheung Kong Holdings Ltd. thành CK Hutchison Holdings Ltd. rồi nhanh chóng đăng ký kinh doanh tại đảo Cayman.
Động thái mới nhất trong chiến lược đầu tư sáng suốt của nhà tỷ phú này là sáp nhập công ty điện lực H.K với hãng hạ tầng cơ sở Cheung Kong Holdings-CKI và hủy niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hồng Kông.
Do CKI là một phần của CKI Hutchison, công ty đương nhiên theo luật pháp đảo Cayman trong thời gian tới.
Theo minhbao.net / Epochtimes.com