Mỗi tấm hình có giá trị hơn cả ngàn câu chữ, chúng đã làm xúc động hàng ngàn cư dân mạng Trung Quốc, cho thấy một mặt khác của Trung Quốc mà hầu hết mọi người có thể không biết.
Tình yêu sâu sắc giữa cô bé và bà ngoại của mình
Cô bé trong bức ảnh này tên là Li Pan, 17 tuổi, hiện sống với bà ngoại 96 tuổi ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Cha cô bé đã qua đời khi cô còn rất nhỏ, người mẹ bỏ rơi cô và kết hôn với người khác. Kể từ đó, cô bé bắt đầu chăm sóc gia đình mình gồm cả bà ngoại, người đã nằm liệt gường trong nhiều năm.
Cô bé mạnh mẽ này đã mang lại tình yêu, hy vọng và hạnh phúc cho gia đình mình, và truyền cảm hứng cho bức ảnh đạt giải này.
Tình yêu là sự chia sẻ
Bên ngoài một nhà hàng KFC, một người ăn xin già nua chỉ mua cho vợ mình một cây kem nón. Ông ngồi đợi một bên, nhìn bà thưởng thức nó. Tình yêu là sự chia sẻ và quan tâm.
‘Chú chó anh hùng’ Feixiong
Feixiong là một chú chó tìm kiếm cứu nạn (SAR) đã bị thương nặng khi tìm kiếm người sống sót trong trận động đất Tứ Xuyên năm 2008. Khi được tìm thấy bên dưới đống đổ nát, Feixiong gần như đã chết và không thể cứu chữa được. Người huấn luyện ôm Feixiong và khóc, rồi đặt nó nằm xuống để làm giảm đi sự đau đớn.
Feixiong được vinh danh là một ‘chú chó anh hùng’ vì những đóng góp của mình cho các hoạt động cứu trợ động đất Tứ Xuyên.
Lòng tự trọng
Bà lão “bán hàng rong” 91 tuổi này được một cư dân mạng chú ý khi lần đầu tiên gặp mặt. Trong thành phố Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam, bà bán những mặt hàng mỗi ngày thay vì đi xin tiền. Sau khi câu chuyện và hình ảnh của bà được lan truyền trên mạng, nhiều cư dân mạng nhận thấy cái bát bên cạnh bà. Họ nói: “Đó là một cái bát tương tự như của người ăn xin“, nhưng bạn có thể nhìn thấy phẩm giá của người chủ sở hữu này.
Cảnh đẹp nhất trong mưa
Trong một cơn mưa ở Tô Châu, Trung Quốc, một người ăn xin có một chân bị tật phải vật lộn một cách tuyệt vọng để di chuyển về phía trước. Đột nhiên, một cô gái đi vào mưa với một chiếc ô và che ô trên đầu ông để ông không bị ướt, điều này làm cô bị ướt đẫm. Bức ảnh này đã được nhanh chóng lan truyền trên mạng, và cô được ca ngợi là “cảnh đẹp nhất trong mưa”.
Dưới đây là hai ý kiến của người dùng Sina, theo Chinamask:
“Cảm ơn bạn, cô gái tốt bụng! Những gì bạn giúp không chỉ là một chiếc ô, mà là một hy vọng cho tất cả những người bị mắc kẹt trong một cơn mưa, thắp lên một tia sáng cho một xã hội chênh vênh trong một cơn bão! Có lẽ tất cả những người ở tầng thấp của xã hội đang bị mắc kẹt trong mưa cần có loại ô dù này“.
“Sẽ có một ngày người dân Trung Quốc nhìn lại và tìm thấy những điều chúng ta đã mất…“
Hành trình đến trường khó khăn
Trường tiểu học Gulu có lẽ là ngôi trường xa xôi nhất ở Trung Quốc hay thậm chí là trên thế giới. Nó nằm ở lưng chừng núi và học sinh phải mất đến 5h để đi đến đó. Các con đường, có thể thấy trong bức ảnh trên, là một đường dốc đá cực kỳ nguy hiểm và chỉ rộng khoảng 0,3-04 m.
Ngày 18/11/2011, trường tiểu học này đã đóng cửa và giờ đây, học sinh đã được học ở trường tại một địa điểm an toàn hơn.
Sự cân nhắc
Điều này xảy ra trên chiếc xe buýt 321 ở Phúc Châu, một công nhân xây dựng đã ngồi trên bậc thềm mặc dù vẫn còn chỗ ngồi. Ông đã ướt đẫm mồ hồi và giày thì dính bùn. Anh do dự một chút và sau đó ngồi trên bậc thềm.
Ông không hề biết rằng tấm ảnh của mình đã tạo nên một cuộc thảo luận nóng trên Internet, nhiều cư dân mạng cảm động vì sự cân nhắc của ông, trong khi những người khác thì thấy buồn.
Trước khi tấm hình này xuất hiện, đã có những bài viết về việc công nhân xây dựng nhường chỗ ngồi của mình cho hành khách khác, nhưng bị từ chối. Tại sao? Bởi vì các hành khách khác nghĩ rằng chỗ ngồi của những người công nhân này dơ bẩn và một số thậm chí còn nói rằng họ có thể mắc bệnh nếu ngồi vào.
Trước những lời phàn nàn này, nhiều công nhân xây dựng phải đạp xe đi làm hay chịu đứng khi đi xe buýt, điều này có lẽ sẽ không khiến hành khách cảm thấy khó chịu.
Chờ đợi
Một nhân viên vệ sinh nhặt được chiếc ví của sinh viên đại học và chờ đợi dưới mưa trong hai giờ cho đến khi cô sinh viên quay lại để lấy nó. Cô gái đã rơi nước mắt vì lòng tốt của ông.
Sự khác biệt trong giáo dục
Kể từ giữa những năm 1980, Trung Quốc đã bắt đầu một hệ thống giáo dục bắt buộc trong 9 năm, trong đó gồm 6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở. Tuy nhiên, có một khoảng cách rất đáng chú ý giữa học sinh nông thôn và thành thị.
“Trong lớp học ở thành phố, học sinh được sử dụng công nghệ hiện đại và được học tiếng Anh, đọc, toán và khoa học từ thầy cô giáo có trình độ cao. Ngược lại, nhiều trường học ở nông thôn có ký túc xá, nơi học sinh ăn và ngủ chật chội, vì vậy chúng phải đi đến trường từ nhà ở vùng núi”.
Theo poverties.org:
“Mặc dù đã có các khoản đầu tư lớn vào việc đào tạo giáo viên cùng cơ sở trường học và thiết bị trong những năm 1990, vấn đề tham nhũng và biển thủ công quỹ của cán bộ địa phương đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến chất lượng của môi trường giảng dạy“.
“Tại các tỉnh vùng sâu vùng xa, các trường thường được xây dựng sơ sài hay rơi vào tình trạng hư hỏng. Động đất tại các tỉnh miền Tây Trung Quốc đã phơi bày thực trạng tham nhũng: bạn có thể ngay lập tức thấy những tòa nhà nào còn đứng vững và những cái nào thì không“.
“Vào năm 2008, rất nhiều trường học bị sập trong trận động đất lớn ở Tứ Xuyên, đã tiết lộ rằng các tòa nhà này đã không đạt tiêu chuẩn trong một khu vực dễ bị động đất và lở đất. Mức độ tham nhũng tác động đến đói nghèo ở Trung Quốc không nghi ngờ gì là rất rộng và thâm nhập khắp nơi“.
Tác giả: Monica Song và Cecilia Kwan
Thanh Phong dịch từ Vision Times