Trong tình cảnh các nhà đầu tư đều lần lượt rút lui khỏi Hồng Kông, thì Tập đoàn Alibaba mới đây lại niêm yết lần thứ 2 tại khu vực đang xảy ra bất ổn này. Ngoại giới phân tích, điều này vô tình đã tiết lộ 2 bí mật lớn trong nền kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Alibaba tuyên bố sẽ chính thức niêm yết tại Hồng Kông vào ngày 26/11 và hy vọng sẽ huy động được 12,9 tỷ đô la Mỹ. Alibaba xác nhận trong một thông báo rằng giá cổ phiếu mới đã được đạt ở mức 176 đô la Hồng Kông (22,48 đô la Mỹ) cho mỗi cổ phiếu.
Với mức giá này, Alibaba có thể tăng ít nhất 88 tỷ đô la Hồng Kông (11,3 tỷ đô la Mỹ). Nếu các chủ ngân hàng đầu tư lựa chọn sử dụng “quyền lựa chọn phân bổ vượt mức”, bán ra hơn 15% cổ phần cho nhà đầu tư, Alibaba dự kiến sẽ huy động 12,9 tỷ USD lần này, trở thành IPO (phát hành lần đầu) lớn thứ hai trong lịch sử chứng khoán Hồng Kông, chỉ đứng sau bảo hiểm AIA.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận thấy rằng Alibaba không thiếu tiền, báo cáo tài chính mới nhất của công ty cho thấy tính đến ngày 30/9/2019, số dư tiền mặt của Alibaba đã lên tới 248.272 tỷ nhân dân tệ. Nói cách khác, Alibaba không cần phải vội vàng niêm yết ở Hồng Kông để gây quỹ. Bởi vậy, lúc này Alibaba quay về Hồng Kông mịt mù khói lửa được cho là sai thời gian, sai địa điểm.
Kể từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ diễn ra cho đến nay, chính phủ Hồng Kông dưới sự điều khiển của ĐCSTQ, đã tăng cường lạm dụng quyền lực và bạo lực, khiến căng thẳng leo thang và biến Hồng Kông thành chiến trường.
Nền kinh tế Hồng Kông cũng chịu tổn thất nặng nề. Vào ngày 15/11, chính phủ Hồng Kông đã dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm cho năm 2019 hạ xuống mức -1,3%.
Ngoài ra, làn sóng di dân và chảy vốn đầu từ ở Hồng Kông cũng đang tăng mạnh. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng, từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, có khoảng 4 tỷ đô la Mỹ tiền gửi từ Hồng Kông chảy vào Singapore. Báo cáo cũng chỉ ra rằng “hiện tượng rút vốn ở Hồng Kông sẽ tiếp tục tăng mạnh, số liệu từ tháng 9 và sau đó rất quan trọng”.
Ngô Minh Đức – một người có thâm niên trong ngành ngân hàng và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Baptist Hồng Kông nói rằng, những người giàu có ở Hồng Kông đã đẩy nhanh tiến độ di chuyển tài sản, bạn bè của ông đã chuyển 10 tỷ đô la Mỹ ra khỏi Hồng Kông và vẫn đang tiếp tục.
Các chuyên gia cho rằng, tại thời điểm này ở Hồng Kông, tình hình bấp bênh, kinh thế suy thoái, tự do nhân quyền và pháp trị đều đối mặt với sự chiếm đoạt và thách thức của ĐCSTQ, ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều mất hết, tuyệt đối không phải là vùng đất lành cho thương gia.
Trước đó, Công ty tài chính tiêu dùng Home Credit, công ty đầu tư nước ngoài duy nhất trong số 4 công ty tài chính tiêu dùng thí điểm đầu tiên của ĐCSTQ, đã tuyên bố vào ngày 21/11 rằng họ sẽ hủy kế hoạch IPO tại Hồng Kông. Home Credit ban đầu dự kiến sẽ được niêm yết vào tháng 9, nhưng sau đó đã bị hoãn lại, cuối cùng đã hủy IPO.
Vậy tại sao Alibaba lại vội vã quay lại thị trường chứng khoán Hồng Kông vào thời điểm này? Người ta cho rằng, các nhân tố động lực kinh tế mà Alibaba mang lại khi trở về Hồng Kông là quá ít, nguyên nhân chủ yếu chỉ có thể là do áp lực chính trị.
Động thái lần này của Ali không chỉ phản ánh tình hình thực tế của các doanh nghiệp tư nhân dưới sự cai trị của ĐCSTQ, có lẽ còn tiết lộ sứ mệnh bí mật do ĐCSTQ áp đặt – niêm yết cho Đảng và kiếm tiền cho Đảng.
Đầu tháng 8 năm nay, Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc (SASAC) đã gặp gỡ các công ty Internet như Alibaba và Tencent, phát ra tín hiệu ĐCSTQ đang đẩy mạnh “Quốc tiến dân lui”.
Giới tài chính Đại lục diễn giải, đây là đang đẩy mạnh mô hình cải cách lai giữa “Doanh nghiệp trung ương + Internet”. Cũng có một số truyền thông nói thẳng rằng mô hình “Doanh nghiệp trung ương + Internet” muốn biến Alibaba và Tencent thành “công tư hợp doanh”.
Do đó, Alibaba trở lại thị trường Hồng Kông lần này, tăng thêm “sự nể trọng” của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản thuộc Sở hữu Nhà nước đối với Alibaba và Tencent, đã vô tình tiết lộ hai bí mật kinh tế của ĐCSTQ:
Thứ nhất, “Cải cách chế độ sở hữu hỗn hợp” thực sự là một trong những thủ đoạn chủ yếu của ĐCSTQ trong việc “Quốc tiến dân lui” hay là “công tư hợp doanh”.
Thứ hai, ĐCSTQ đang rất thiếu tiền, Alibaba, Tencent và các doanh nghiệp tư nhân khác đã hoạt động tốt ở thị trường vốn nước ngoài, khả năng là bị ĐCSTQ cưỡng ép thực hiện sứ mệnh chính trị thu thập tiền bạc giúp cho việc “cải cách hỗn hợp” các doanh nghiệp trung ương, nghĩa là giúp cho Đảng gom tiền ở nước ngoài.
Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc đã thiết lập Alibaba như một mô hình hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Alibaba quay về thị trường chứng khoán Hồng Kông sẽ dẫn đến hiệu ứng làm mẫu, có thể lôi kéo nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ đến niêm yết ở Hồng Kông, chèo chống thị trường tài chính Hồng Kông vượt qua mưa gió.
Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông cũng thường xuyên bày tỏ, hy vọng rằng Alibaba sẽ trở lại để nâng cao khả năng cạnh tranh và cải thiện khả năng chống rủi ro.
Ngoại giới cho rằng, Alibaba quay về Hồng Kông vào lúc này, chắc chắn là giúp ĐCSTQ trả tiền cho những chính sách tàn bạo ở Hồng Kông 6 tháng gần đây, cũng là giúp cho chính quyền Hồng Kông thu hút vốn và nhân lực.
Điều đáng nói là mặc dù thành tích của Alibaba rất ấn tượng, nhưng nó đã phải chịu một thất bại trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Đầu năm 2007, Alibaba đã niêm yết nghiệp vụ B2B ở Hồng Kông, từng có được danh hiệu là “Vua cổ phiếu mới của Hồng Kông”.
Vào thời điểm đó, giá phát hành là 13,5 đô la Hồng Kông và khoản tài trợ là 1,7 tỷ đô la Mỹ. Vào ngày đầu tiên niêm yết, giá mở cửa đã giảm xuống còn 30 đô la Hồng Kông và sau đó tăng lên 41,8 đô la Hồng Kông, gấp ba lần giá IPO.
Nhưng mà, thời gian tốt đẹp không kéo dài lâu, năm 2008, cổ phiếu Alibaba giảm mạnh, có lần chạm đáy 3,37 đô la Hồng Kông và các nhà đầu tư nhỏ lẻ Hồng Kông đã chịu tổn thất nặng nề.
Năm 2012, Alibaba đã thu mua cổ phần với mức giá 13,5 đô la Hồng Kông mỗi cổ phiếu (giá IPO) và hủy niêm yết ở Hồng Kông. Lần này, Alibaba được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông lần thứ hai, các nhà đầu tư đã có cái nhìn thận trọng hơn.
Minh Huy (Theo NTDTV)