– Hành tinh đang hình thành quanh ngôi sao trẻ SAO 206462, ‘sinh vật lạ’ trên bề mặt sao Hỏa, cực quang phản chiếu xuống mặt nước,… là những hình vũ trụ đẹp nhất trong tuần vừa qua.
|
Hình ảnh mới về đĩa khí quanh một ngôi sao trẻ cho thấy rằng các hành tinh không nhìn thấy được có thể đang hình thành ở khoảng cách 456 năm ánh sáng. Hình ảnh cận tia hồng ngoại của ngôi sao SAO 206462 này được chụp bởi kính viễn vọng Subaru ở Hawaii. |
|
Những vệt sao dọc bầu trời được phản chiếu qua một trong hai kính thiên văn MAGIC trên hòn đảo La Palma, thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Kính thiên văn MAGIC có khả năng phát hiện những tia gamma trên tầng trên của bầu khí quyển Trái đất. |
|
Camera HiRISE trên tàu thăm dò sao Hỏa Reconnaissance vừa ghi lại được hình ảnh những tua bụi và khói trên bề mặt hành tinh đỏ trông như những sinh vật lạ. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khi có những cơn gió lốc. |
|
Cực quang màu xanh phản chiếu xuống mặt nước ở Yellowknife, Canada. Cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. |
|
Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa gửi về hình ảnh mới nhất của siêu tân tinh 1987A. Kính thiên văn Hubble bắt đầu nghiên cứu siêu tân tinh này từ khi được phóng vào vũ trụ, năm 1990. Hình ảnh mới nhất cho thấy cấu trúc khác thường ở trung tâm của siêu tân tinh này. |
|
Hình ảnh mô phỏng cho thấy một hành tinh va chạm với một sao chổi gần ngôi sao Eta Corvi. Đầu tuần này, kính thiên văn vũ trụ Spitzer của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã gửi về hình ảnh mới nhất cho thấy dấu hiệu của nước, chất hữu cơ và đá trên sao chổi đã bắn ra trong vụ va chạm này. |
|
Các nhà thiên văn học đã sử dụng kính thiên văn VISTA ở Chile để nghiên cứu trung tâm của Thiên hà nhằm tìm kiếm những đối tượng mới trong Thiên hà của chúng. Kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện thấy cụm sao hình cầu có tên là UKS 1. Tính cho đến này, đã có 160 cụm sao được phát hiện trong Thiên hà của chúng ta. |
Minh Thiên (Theo National Geographic)