Tìm hiểu lực lượng lính thủy đánh bộ Philippines
– Lính thủy đánh bộ Philippine là bộ phận của Hải quân Philippine được thành lập ngày 2/11/1950. Lực lượng này chuyên chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tác chiến đổ bộ đường biển.
Tổ chức
Lực lượng lính thủy đánh bộ Philippines tổ chức thành ba lữ đoàn cơ động, một lữ đoàn hỗ trợ và phục vụ chiến đấu (Combat Service and Support Brigade – CSSB), một lữ lính thủy số 7 thuộc bộ chỉ huy cùng các đơn vị độc lập như tiểu đoàn trinh sát và nhóm lính thủy bảo vệ và an ninh.
Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ: gồm 12 tiểu đoàn quân chính quy được chia cho 3 lữ đoàn cơ động.
Một tiểu đoàn được tổ chức thành ba đại đội chiến đấu và một đại đội chỉ huy. Tiểu đoàn sẽ được tăng cường thêm các đơn vị khác, như pháo binh, xe thiết giáp hoặc phương tiện đổ bộ tùy theo nhiệm vụ. Những đơn vị đó thuộc “tài sản” của Lữ đoàn hỗ trợ và hậu cần chiến đấu (CSSB) và Hải quân Philippines.
Lính thủy đánh bộ Philippines chuẩn bị đổ bộ lên bờ biển từ tàu vận tải đổ bộ cỡ nhỏ. |
Vũ khí trang bị cho các tiểu đoàn lính thủy chủ yếu là súng trường tiến công M16A1, IMI Tavor TAR-21, trung liên M-60, FN Minimi. Hỏa lực chống tăng gồm súng không giật M67 90mm, Armbust.
Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 7 là lực lượng dự bị cơ động chính của Quân đoàn lính thủy đánh bộ.
Tiểu đoàn pháo binh hiện được tổ chức thành đại đội chỉ huy cùng một số khẩu đội pháo được điều động tới các lữ đoàn hỗ trợ các chiến dịch. Tiểu đoàn pháo trang bị chủ yếu pháo bích kích M101A1 cỡ 105mm (tầm bắn 11km) và Oto Melara Mod 56 cỡ 105mm (11km). Ngoài ra, đơn vị này cung cấp khả năng phòng không hạn chế với pháo phòng không Bofors 40mm.
Tiểu đoàn thiết giáp xung kích gồm đại đội chỉ huy, đại đội bảo dưỡng thiết giáp, đại đội xe lội nước xung kích và đại đội thiết giáp hạng nhẹ. Vũ khí trang bị của đơn vị này gồm: xe thiết giáp hạng nhẹ LAV-150/300 và xe lội nước LVTP-5/6.
Xe thiết giáp hạng nhẹ LAV-150 hộ tống lính thủy đánh bộ Philippines trong chiến dịch chống phiến quân. |
Tiểu đoàn trinh sát được tổ chức thành một đại đội chỉ huy, huấn luyện và phục vụ cùng 4 đại đội lính trinh sát (số hiệu 61, 62, 63, 64). Tùy từng nhiệm vụ cần thiết, thì mỗi đại đội lính được điều động đi kèm với lữ đoàn. Đơn vị này chuyên thực nhiệm hoạt động chiến đấu trên biển, trên không. Nó cũng gần tương tự nhóm tác chiến đặc biệt của Hải quân Philippines với hoạt động từ trinh sát, cận chiến, tình báo và hoạt động dưới nước hỗ trợ hoạt động Hải quân chung.
Nhóm an ninh và bảo vệ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh ở các căn cứ Hải quân, cơ quan chính phủ và bảo vệ nhân vật VIP.
Đội trinh sát bắn tải của lính thủy đánh bộ là đơn vị đầu tiên của lực lượng vũ trang Philippines dành chuyên cho hoạt động bắn tỉa. Lính trinh sát bắn tỉa Philippine trang bị loại súng trường bắn tỉa do Philippine sản xuất và phát triển dựa trên mẫu súng trường M16A1 của Mỹ, nó có thể tiêu diệt và vô hiệu họa mục tiêu ở cự ly 800m sử đụng đạn cỡ 5,56mm.
Một lính thủy đánh bộ đang sử dụng loại súng trường bắn tỉa do Philippines sản xuất dựa trên mẫu M16A1. |
Đội kèn và trống là đơn vị quân nhạc duy nhất của lính thủy đánh bộ Philippines chuyên thực hiện các bản nhạc phục vụ các buổi nghi lễ của lực lượng.
Phương tiện đổ bộ
Trong các chiến dịch tác chiến đổ bộ, thì phương tiện tàu đổ bộ sẽ được điều động từ Hải quân Philippines. Các tàu đổ bộ đó gồm mấy loại chủ yếu sau:
Lớp tàu đổ bộ tank LST-1 có lượng giãn nước 3.880 tấn, dài 100m, có khả năng chở 2 hoặc 6 tàu LCVP (phương tiện đổ bộ cơ giới và bộ binh), 140 lính thủy. Vũ khí trang bị trên tàu có 5 khẩu pháo 40mm, 6 khẩu pháo 20mm, 2 súng máy phòng không 12,7mm. LST-1 lắp hai động cơ diesel cho phép đạt tốc độ 12 hải lý/h. Hải quân Philippine được biên chế một chiếc loại này BRP Laguna (LT-501) do Mỹ chuyển giao tháng 9/1976.
Lớp tàu đổ bộ tank LST-542 có lượng giãn nước 4.080 tấn, dài 100m, có khả năng chở 2 tàu LCVP (phương tiện đổ bộ cơ giới và bộ binh), hơn 150 lính thủy. Vũ khí trang bị trên tàu có 8 pháo 40mm, 12 pháo 20mm. Tàu cũng được lắp 2 động cơ diesel đạt tốc độ 12 hải lý/h. Hiện Hải quân Philippine biên chế các tàu: BRP Zamboanga del Sur (LT-86), BRP South Cotabato (LT-87), BRP Lanao del Norte (LT-504), BRP Benguet (LT-507), BRP Kalinga Apayao (LT-516), BRP Sierra Madre (LT-57).
Tàu đổ bộ tank lớp LST-542 BRP Kalinga Apayao (LT-516). |
Tàu vận tải đổ bộ lớp Bacolod City có lượng giãn nước 4.265 tấn, dài 83m, có khả năng chở 2 tàu LCVP, 2.280 tấn hàng hóa (900 tấn cho hoạt động đổ bộ) có thể gồm xe thiết giáp, hàng hóa, cùng 150 lính. Ngoài ra còn có một boong đáp cho loại trực thăng MBB Bo 105. Tàu được vũ trang 2 pháo 20mm, 2 súng máy 7,62mm. Tàu lắp hai động cơ diesel cho phép đạt tốc độ 12 hải lý/h. Hải quân Philippine biên chế hai tàu gồm: BRP Bacolod City (LC-550), BRP Dagupan City (LC-551).
Tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCT Mark 6 có lượng giãn nước 284 tấn, dài 36,3m, chở được 150 tấn hàng hóa. Tàu trang bị 2 pháo phòng không 20mm và 4 súng máy 12,7mm. Tàu lắp 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ 7 hải lý/h. Hải quân Philippines biên chế một chiếc là BRP Manobo (BU-297).
Một số hình ảnh khác về lực lượng lính thủy đánh bộ Philippines:
Lính thủy đánh bộ Philippines trên tàu đổ bộ cỡ nhỏ đang di chuyển ra tàu vận tải đổ bộ USS Tortuga trong cuộc tập trận Mỹ – Philippines năm 2009. |
Lính thủy đánh bộ Philippines đổ bộ lên bờ biển trong cuộc tập trận với Mỹ năm 2000. |
Xe thiết giáp lội nước LVTH-6 |
Đội trống của lính thủy đánh bộ Philippines |
Hai xe thiết giáp chiến đấu LAV-300 |
Hai lính thủy đánh bộ nữ Philippines trong bài tập huấn luyện đánh cận chiến |
Nữ lính thủy đang tham gia bài tập ở trại huấn luyện tại thành phố Cavite, phía nam thủ đô Manila tháng 8/2009. |
Lính thủy đánh bộ Philippine đã bắt đầu tuyển dụng nữ quân nhân để phục vụ cho các nhiệm vụ tiêu diệt phiến quân hồi giáo ở đảo Mindanao. |
Hai lính thủy đánh bộ Philippines trên đường đi tuần ở một ngôi làng thuộc đảo Minadanao. |
Hồng Phương (Tổng hợp)