Syria “bắn máy bay thứ 2 của Thổ Nhĩ Kỳ”
Thổ Nhĩ Kỳ cho hay Syria đã bắn một trong những chiếc máy bay của nước này sau khi nó cất cánh trong chiến dịch cứu hộ một chiến đấu cơ bị các lực lượng Syria bắn hạ hồi tuần trước.
Một chiếc F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ, tương tự với chiếc bị Syria bắn rơi.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc ngày 25/6 nói chiếc máy bay tìm kiếm và cứu hộ CASA, tham gia tìm kiếm chiếc F-4 Phantom, không bị bắn rơi.
Ông Arinc không nói rõ vụ việc thứ 2 xảy ra khi nào hay chiếc CASA có bị trúng đạn hay không. Phía Syria đã ngừng bắn một cảnh báo từ Thổ Nhĩ Kỳ, ông nói.
Phó Thủ tướng Arinc tuyên bố Syria sẽ bị trừng phạt nhưng khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ “không có ý định tham gia một cuộc chiến với bất kỳ ai”.
NATO sẽ thảo luận vụ Syria bắn rơi máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc họp ở Brussels hôm nay.
Phía Syria khẳng định chiếc F-4 đã bị bắn rơi do vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Syria Jihad Makdissi cho biết địa điểm của máy bay rơi sẽ chứng minh điều đó.
Nhưng ông Arinc phát biểu trên truyền hình: “Rõ ràng là người Syria cố tình bắn hạ chiếc máy bay của chúng tôi trong vùng không phận quốc tế. Các thông tin của chúng tôi cho thấy máy bay bị bắn rơi bởi một tên lửa dẫn đường bằng laser”.
“Tấn công một chiếc máy bay theo cách này mà không có cảnh báo là một hành động tù địch”, ông Arinc nhấn mạnh.
Phó thủ tướng cũng cho biết thêm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định trong những ngày tới xem có ngừng xuất khẩu điện tới Syria hay không, một động thái mà ông nói rằng Ankara chưa thực hiện vì “các lý do nhân đạo”. EU kêu gọi kiềm chế
Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi một lá thư cho tới Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nói rằng vụ bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu đã gây ra mối đe doạ nghiêm trong đối với an ninh và hoà bình trong khu vực. Tuy nhiên, lá thư không đề nghị Hội đồng bảo an hành động.
Một quan chức cấp cao phương Tây tại Liên hợp quốc nói ông cho rằng sẽ không có biện pháp đáp trả bằng quân sự từ cả Ankara và NATO.
Trong khi đó, việc tìm kiếm chiếc máy bay và 2 thành viên thuỷ thủ đoàn vẫn tiếp tục, nhưng hi vọng tìm thấy họ còn sống là rất mong manh.
Các thành viên NATO đã lên án Syria và triệu tập một cuộc họp theo Điều 4 của hiến chương NATO, vốn cho phép bất kỳ các quốc gia thành viên nào đều có quyền yêu cầu tổ chức các cuộc tham vấn nếu cảm thấy sự toàn vẹn lãnh thổ của mình bị đe doạ.
Giới phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm sự ủng hộ ngoại giao mạnh mẽ nhất có thể từ các đồng minh về vụ việc nhưng các phương án trả đũa đối Syria rất hạn chế.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, hôm qua đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “kiềm chế trong phản ứng”.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cũng kêu gọi sự bình tĩnh, nói rằng: “Bớt leo thang căng thẳng là điều quan trọng nhất trong lúc này”.
Tướng, tá Syria đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ
Hôm qua, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin vài nhân vật cấp cao trong quân đội Syria đã đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ.
1 vị tướng, 2 đại tá, 2 thiếu tá và khoảng 30 binh sĩ khác được cho là đã vượt biên sang tỉnh Hatay vào tối 24/6. Họ nằm trong một nhóm gồm khoảng 200 người đã đào tẩu, hãng thông tấn Anatolia cho biết.
Đây là một trong những nhóm quan chức và binh sĩ lớn nhất tại Syria từng đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không có bằng chứng cho thấy họ có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng chiến đấu của quân đội Syria.
Đã xảy ra hàng loạt vụ đào tẩu từ các lực lượng vũ trang Syria trong năm qua, hầu hết là chuyển sang các lực lượng đối lập hoạt động bên trong nước này.
An Bình
Theo BBC
(dantri.com.vn)