Ordos – Thành phố ma lớn nhất Trung Quốc
Liệu bong bóng có sắp vỡ?
Một bức tượng khổng lồ chiến binh vĩ đại Genghis Khan choáng ngợpGenghis Khan Plaza tại thành phố mới Ordos. Quảng trường rộng mênh mông, mờ nhạt dần trong sương tuyết trong một buổi sáng chủ nhật gần đây.
Xung quanh Genghis Khan Plaza là những tòa nhà to lớn và hùng vĩ.
Hai con ngựa khổng lồ từ đồng cỏ đang huơ chân lên không trung ở giữa trung tâm Plaza, làm cho chiến binh Khan vĩ đại trở nên nhỏ bé.
Chỉ có một yếu tố duy nhất còn đang vắng bóng ở khuôn viên rộng lớn này: con người.
Chỉ có khoảng 2 hoặc 3 người ở trong thành phố rộng lớn này. Bởi đây làOrdos, nơi được gọi là thành phố ma lớn nhất Trung Quốc.
Hầu hết các tòa nhà mới trong thành phố đều trống rỗng hoặc chưa hoàn thành. Những tòa chung cư mọc lên “tua tủa” vẫn đầy những căn hộ chưa được bán.
Nếu bạn muốn tìm một nơi ở Trung Quốc bong bóng khổng lồ của nhà ở đã vỡ, thì Ordos là nơi sắp như vậy.
Câu chuyện bắt đầu khoảng 20 năm trước, với khởi điểm là một vùng khai thác than heo hút. Các công ty mỏ than tư nhân đổ đến những vùng thảo nguyên Nội Mông xanh tươi, làm rỗ khung cảnh tuyệt đẹp của nó với những lỗ mở khổng lồ trên mặt đất hoặc những đường hầm dài.
Nông dân địa phương bán đất cho các nhà khai mỏ và nhanh chóng trở nên giàu có. Việc làm cũng vì thế mà nở rộ. Những hàng xe tải chở than bất tận băm vằm các con đường.
Và thành phố Ordos cổ hưng thịnh khi tiền đổ về.
Thành phố tự trị này cũng quyết định tính lớn.
Thành phố đưa ra kế hoạch cho một thành phố mới khổng lồ với hàng trăm ngàn cư dân và Genghis Khan Plaza là trung tâm.
Và 10 năm sau thành phố Ordos mới trở thành thành phố trống rỗng mới.
Song đây chỉ là ví dụ điển hình nhất của hiện tượng mới tại Trung Quốc, thường thấy ở nhiều thành phố: những căn hộ không có người mua, những cửa hàng không có người thuê và những tòa văn phòng trống rỗng.
Các chuyên gia tài chính phương Tây, vốn lo ngại về khả năng nổ bong bóng bất động sản Trung Quốc, chỉ ra rằng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xây dựng nhà ở nhiều hơn là kinh tế Mỹ vào thời điểm bong bóng thế chấp văn tự nhà vỡ vào năm 2007.
Nhiều giới chức địa phương ở Trung Quốc có vẻ như ngày càng phụ thuộc vào nguồn tiền thu được từ các vụ bán đất đai cho các nhà phát triển. Trong mắt của các nhà phê bình, hiện tượng bùng nổ nhà ở của Trung Quốc đang trở thành một thảm họa.
Giới chức tại Bắc Kinh đã chú ý đến những cảnh báo khốc liệt nhất. Họ đã và đang có hành động chính thức để kiềm chế mua nhà, căn hộ để đầu cơ trong hai năm qua.
Tuy nhiên các nhà bình luận kinh tế Trung Quốc có vẻ như ít lo ngại hơn đồng nghiệp phương Tây. Họ vẫn tin tưởng các nhà kỹ trị tại Bắc Kinh, những người đã dẫn dắt 30 năm phát triển kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc, sẽ sớm cân bằng được nguồn cung và cầu trong thị trường nhà ở.
Thái độ lạc quan này có vẻ như được phản ánh ở cặp đôi tại căn hộ rộng mênh mông ở Ordos, nằm giữa một công trường.
Họ mua nơi này để đầu tư, mặc dù ngày giao nhà liên tục bị lùi.
Và do mới chỉ có khoảng 25 năm trôi qua kể từ khi người Trung Quốc được phép mua bán nhà ở. Nhiều thập niên bị dồn nén nên nhu cầu mua hiện vẫn đang rất lớn, nhất là khi bánh quay khổng lồ của đô thị hóa ở Trung Quốc tiếp tục mang hàng triệu người từ các vùng nông thôn tới làm việc trong các thành phố.
Giờ đây, có những nỗi lo khác, mà ông Li, người ở Ordos, là một điển hình. Ông đã trở nên giàu có khi hội đồng địa phương mua đất cửa hàng của gia đình ông. Ông đã đầu tư khoản đền bù vào các nhà tài chính tư nhân địa phương.
Tại Trung Quốc tồn tại thị trường lớn cung cấp các khoản vay tư nhân cho các doanh nghiệp tư nhân không thể vay tiền được từ các ngân hàng lớn chính thức của nhà nước.
Nhà tài chính tư nhân của ông Li thường đầu tư số tiền đó vào đất đai và trả lãi cho ông 3 tháng một lần, với lãi suất khoảng 40%/năm. Ông Li nhận được hơn 1 triệu USD trong những mô hình như thế. Trong 2 năm họ trả hết, nhưng vào năm ngoái việc trả lãi bắt đầu thưa dần. Rồi sau đó một trong những nhà tài chính biến mất.
Câu chuyện này đã trở nên rất quen thuộc ở Trung Quốc. Đã có nhiều nhà tài chính tư nhân nổi tiếng giàu phải ra hầu tòa vì bị cáo buộc phạm luật tài chính. Người phụ nữ giàu thứ 68 của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với án tử hình vì những mô hình bà điều hành từ những năm bà 20 tuổi.
Giờ đây ít nhất một nửa số tiền của ông Li có vẻ như đã biến mất.
Là một người Nội Mông, ông cho biết ông rất tức giận trước sự việc xảy ra vào năm ngoái. Nhưng giờ tâm trạng ông đã thay đổi, phó mặc cho số phận. “Chúng tôi từng giàu có và giờ chúng tôi lại nghèo”, ông Li gằn giọng nói.
Phan Anh
Theo BBC