Theo đề xuất, khu bảo tồn biển Coral Sea nằm ở phía Đông của công viên quốc gia Great Barrier Reef, Australia (nơi có dải san hô ngầm lớn nhất thế giới). Khu bảo tồn biển này sẽ có diện tích khoảng một triệu km2, lớn hơn cả diện tích của 2 nước Pháp và Đức cộng lại.
Khu bảo tồn sẽ bao gồm các rạn san hô ngoài xa, vườn bọt biển cổ, các hẻm núi sâu dưới biển, khu vực núi lửa dưới biển và các khu vực có các loài sinh vật biển khổng lồ như cá mập, cá ngừ với số lượng lớn.
Dưới đây là một số hình ảnh về Coral Sea:
Các loài chim đang tập trung trên bãi cát ở công viên quốc gia Great Barrier Reef. Nếu đề xuất thành lập khu bảo tồn biển thành công thì nhiều đảo cát nhỏ sẽ được bảo vệ để làm tổ cho các loài chim biển.
Khu bảo tồn biển này sẽ có diện tích khoảng một triệu km2, lớn hơn cả diện tích của 2 nước Pháp và Đức cộng lại.
Tháng 10 và 11 là mùa sinh sản ở Coral Sea. Quá trình hình thành rạn san hô làm lộ ra hàng triệu trứng và tinh trùng của sinh vật biển, tạo thành “cơn bão tuyết” ở Coral Sea.
Chính phủ Australia cũng đề xuất cho phép nghiên cứu và giám sát tại khu bảo tồn này. Vì khu bảo tồn nằm khá xa nên khách du lịch muốn tham quan thì phải mất khoảng 4-7 ngày trên biển.
Trong ảnh là cá nhồng khổng lồ. Khu Coral Sea có nhiều loài cá săn mồi, thu hút thợ lặn từ khắp nơi trên thế giới.
Một con gai biển “đang tấn công” sao biển.
Khu vực để rùa biển sinh đẻ cũng sẽ được thành lập trong khu bảo tồn biển. Loài rùa Hawksbill và cá voi lưng gù được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp.
Nhiều vùng của Coral Sea vẫn chưa được thám hiểm và đây là “thiên đường lặn” dành cho các thợ lặn.
Một con trai khổng lồ, tuyệt đẹp ở Coral Sea.
Các tàu thương mại vẫn sẽ được phép đi qua vùng biển san hô lân cận theo kế hoạch mới của chính phủ.