Tinh Hoa

Nghe điện thoại gần trạm xăng, lửa bùng khắp người

Bác sĩ Nguyễn Thống – Trưởng khoa bỏng Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) – ngày 1/12, cho biết bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhân phỏng nặng do nghe điện thoại gần khu vực cây xăng. Đó là anh Vũ Trọng Khanh (34 tuổi, ở Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội).

Clip vụ nổ xăng kinh hoàng do điện thoại !

Theo báo Tuổi trẻ, tối 28/11, anh Khanh đến cây xăng gần khu vực cầu Phù Đổng, quận Long Biên (Hà Nội) để lấy hóa đơn tiền xăng. Khi vào nhà vệ sinh thì có điện thoại, anh vừa mở máy nghe thì ngọn lửa bùng cháy khắp người. Khi nhập viện, anh Khanh bị phỏng sâu vùng hai cánh tay, vùng chân và toàn bộ vùng mặt.

Anh Khanh đang nằm điều trị tại khoa Bỏng – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội (Ảnh: CAND)

Theo bác sĩ Thống, khả năng rất cao là anh Khanh đã bị phỏng hô hấp, tiên lượng xấu, diện tích phỏng trùm đến 60% cơ thể. “Đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bỏng nặng khi đang nghe điện thoại ở gần cây xăng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sóng điện cao tần cọ xát vì có hơi xăng sẽ phát cháy. Do đó, người dân tuyệt đối không được nghe điện thoại gần trạm xăng, tránh hậu quả khủng khiếp như anh Khanh đang phải chịu” – bác sĩ Thống nói.

Hầu hết ĐTDĐ đều có bộ phận thu phát sóng vô tuyến với công suất 800-900 MHz, gần bằng với sóng của lò vi ba (nấu chín thức ăn bằng sóng với tần số lớn). Khi ĐTDĐ ở trạng thái chờ, tín hiệu thu phát vẫn hoạt động nhưng công suất thấp.

Khi điện thoại đổ chuông và bấm kết nối, công suất của ĐTDĐ tăng mạnh lên nhiều lần mới có thể kết nối với trạm gốc và nối mạng về trung tâm. Trong điều kiện không khí bình thường thì điều này không có gì nguy hiểm.

Thế nhưng nếu sử dụng ĐTDĐ ở cây xăng thì lại khác, do xung quanh cây xăng luôn bị bao bọc bởi lớp hơi xăng, hơi gas bốc lên từ quá trình bơm xăng, dầu. Lớp hơi này tạo thành một đám mây mỏng chứa điện từ với nhiều ion điện và rất dễ gây cháy nổ. Trong trường hợp có sự cộng hưởng, sóng của ĐTDĐ cũng có thể kích hơi xăng để phát hỏa.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên hạn chế tối đa việc kết nối cuộc gọi trong khi bơm xăng hoặc tránh xa trạm bơm xăng 2-3m rồi mới nên nhận điện thoại.

PGS- TS Lê Tiến Thường (chuyên ngành điện tử – viễn thông, ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết trên báo Tuổi trẻ năm 2006.

Bắc Lưu (Tổng hợp)

Làm sao để phát hiện máy quay lén ở phòng thay đồ?