Trong khi đó, các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất cho vay để ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Tuần thứ 4 liên tiếp Euro tiếp tục mất giá
Đây là lần trượt dốc lâu nhất của đồng tiền này so với đồng USD trong 18 tháng qua. Bên cạnh đó, sự thất bại trong đợt đấu giá trái phiếu chính phủ của Đức diễn ra mấy ngày trước báo hiệu cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu đang tiếp tục lấn sân sang các nước có tiềm lực tài chính mạnh trong khu vực.
Đồng Euro cũng đã giảm giá tuần thứ ba so với đồng Yên khi xếp hạng tín dụng của Bỉ bị hạ bậc.
Trong khi đó, vào tuần tới, nước này lại sẽ tiến hành đợt bán đấu giá trái phiếu thời hạn 10 năm.
Tương tự, Ý và Pháp cũng sẽ bán trái phiếu chính phủ vào tuần sau. Đồng đô-la đã “thắng” áp đảo so với các ngoại tệ khác sau khi hội nghị thỏa thuận về giảm thâm hụt ngân sách của Mỹ thất bại, mang đến sự yên tâm và lạc quan hơn cho các nhà đầu tư.
“Trong tuần này, thị trường ngoại hối cũng có những xu hướng tương tự như thị trường tín dụng”, Ông Stephen Gallo chuyên gia phân tích thị trường tại Schneider Foreign Exchange London, ngày hôm qua cho biết. “Vốn đang dầnrời khỏi khu vực châu Âu”.
Cuối tuần qua, Đồng euro đã giảm 2,1% xuống còn 1,3239 USD/1 Euro tại New York. Trong khi đó so với đồng Yên, Euro giảm 1,1% .
Ngày đen tối của đồng euro đang đến?
Đồng loạt nới lỏng tiền tệ
Ngân hàng trung ương nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất cho vay với biên độ rộng nhất kể từ năm 2009 nhằm để ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Cuộc khủng hoảng châu Âu đang ngày càng lâm vào bế tắc trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ – nền kinh tế lớn nhất khu vực vẫn cố thủ ở mức 9%.
Mỹ, Anh và 9 quốc gia khác, cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu, đồng loạt ủng hộ chính sách kích thích kinh tế trong ba tháng qua. Theo dự báo của JPMorgan Chase & Co, 6 quốc gia khác, trong đó có Mexico và Thụy Điển, có thể sẽ cắt giảm lãi suất chuẩn vào cuối tháng Ba tới.
Ông Ben S. Bernanke, Chủ tịch cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ cho biết, nước này đang cân nhắc về việc cắt giảm hơn nữa lãi suất cho vay. Thậm chí, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất gần 0% đến giữa năm 2013.
Đối với các quốc gia không thể thực hiện chính sách tăng chi tiêu công hoặc cắt giảm thuế, các nhà hoạch định chính sách (trong đó có Úc và Israel) đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm bảo vệ nền kinh tế trước tình trạng bất ổn.
Trong khi đó, nhiều nước đang phát triển trong đó có Brazil và Ấn Độ phải áp dụng mức lãi suất khá cao nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát đang có chiều hướng leo thang.
Theo dữ liệu và dự báo từ JPMorgan, có khoảng 31 ngân hàng trung ương đang và sẽ tiến hành chính sách nới lỏng tiền tệ trong thời gian tới. Đây là con số lớn nhất kể từ quý thứ ba năm 2009, khi chỉ có 15 ngân hàng cắt giảm lãi suất.
Theo Hung Ninh
VEF/Bloomberg