“Chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mà mỗi chuyển động bởi ‘Vương Quốc trung tâm’ (Trung Quốc) có thể thúc đẩy hoặc gây thiệt hại cho thị trường toàn cầu. Nếu Trung Quốc không sụp đổ, nó sẽ trở thành một nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Nhưng nếu Trung Quốc sụp đổ, điều gì sẽ xảy ra sau đó?”
Điều gì đứng đầu danh sách?
Một bài báo được đăng tải rộng rãi trên mạng lưới Internet Trung Quốc đã lên danh sách 15 điều người dân Trung Quốc thấy đáng lo ngại nhất.
Nợ của chính quyền địa phương và các vấn đề liên quan đến thị trường nhà ở là nổi cộm nhất. Một số lượng lớn những điều liên quan đến sự bất công xã hội cũng đã có tên trong danh sách này, bao gồm chiếm đoạt đất nông nghiệp, nghèo đói, tai nạn khai thác mỏ, các cuộc biểu tình lớn, và án tử hình.
Các tác giả của bài báo không trực tiếp chỉ thẳng chế độ cộng sản là nguyên nhân của những vấn đề này, điều này có thể giải thích tại sao nó không bị các nhân viên kiểm duyệt Internet xóa bỏ ngay lập tức.
Nó cũng không đề cập nhiều điều đáng lo ngại ở Trung Quốc, được coi là nhạy cảm, chẳng hạn như đàn áp tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, giam giữ bất hợp pháp các luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động nhân quyền, cải tạo lao động, cưỡng bức phá thai, đánh cắp sở hữu trí tuệ, thực phẩm độc hại, ô nhiễm không khí, nước, và ô nhiễm đất, vv…
Bài báo khởi đầu rằng: “Chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mà mỗi chuyển động bởi `Vương Quốc trung tâm’ (Trung Quốc) có thể thúc đẩy hoặc gây thiệt hại cho thị trường toàn cầu. Nếu Trung Quốc không sụp đổ, nó sẽ trở thành một nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Nhưng nếu Trung Quốc sụp đổ, điều gì sẽ xảy ra sau đó?”
Bài báo cũng chỉ ra rằng sự phát triển quan trọng nhất trong suốt 20 năm qua có lẽ là sự trỗi dậy của Trung Quốc, ảnh hưởng của Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, và rằng Trung Quốc sẽ sớm trở nên một nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.
“Tất nhiên, giả định là Trung Quốc không sụp đổ” bài báo viết.
Sau đó nó liệt kê “15 sự thật gây sốc nhất và khủng khiếp nhất về Trung Quốc”.
1- Nợ của chính quyền địa phương
Kể từ năm 2008, nợ của chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã tăng từ 235 triệu USD lên 1,6 ngàn tỷ USD.
2- Bong bóng bất động sản
Bạn có nghĩ rằng Mỹ bị mắc kẹt trong một bong bóng bất động sản không? Hãy nhìn xem Hồng Kông. Từ năm 2003, giá nhà của Hồng Kông đã tăng gấp ba lần.
3- Thu nhập so với chi phí nhà ở
Theo ước tính trung bình, nếu một cư dân ở Bắc Kinh sử dụng toàn bộ thu nhập hàng năm của mình để mua nhà, thì anh ta chỉ có thể mua được khoảng hơn nửa mét vuông mà thôi.
4- Chiếm đoạt quyền sở hữu đất đai
Trong 17 năm qua, chính quyền Trung Quốc đã chiếm đoạt đất của khoảng 140 triệu tá điền bằng vũ lực. Ước tính này dựa trên con số thống kê về việc mua đất nông nghiệp từ năm 1994 đến 2006. Nạn cưỡng bức thu hồi đất vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Wang Jiazheng tự thiêu phản đối chính quyền Trung Quốc cướp nhà
Một nông dân Trung Quốc dùng súng tự chế chống trả những người tới chiếm đất
Quá trình phát triển một thị trường bất động sản có lợi nhuận thông qua việc bán đất cũng đã đặt nhiều thành phố dưới áp lực gia tăng [do nạn chiếm đoạt đất đai]. Theo số liệu thống kê từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia ở Mỹ, sự phụ thuộc của nhiều thành phố dựa vào thu nhập từ việc bán đất là chưa từng thấy. Do thu hồi đất, chỉ riêng trong một năm qua, đất nông nghiệp ở Trung Quốc đã giảm 8,33 triệu ha (tức là 83.300 km vuông).
5- Tai nạn khai thác mỏ
Trong 5 năm qua, 16.810 công nhân khai thác mỏ Trung Quốc đã thiệt mạng trong các tai nạn khai thác mỏ.
6- Sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên.
Trung Quốc tiêu thụ 53% tổng lượng bê tông thế giới, khai thác 48% các mỏ sắt và457% các mỏ than. Trung Quốc còn tiêu thụ các sản phẩm khác với số lượng lớn.
7- Xây dựng đô thị
Đến năm 2025, các kiến trúc cao tầng ở Trung Quốc sẽ tương đương 10 thành phố New York. Tổng số công trình xây dựng mới sẽ là 5 triệu tòa nhà với một không gian bên trong tổng cộng là 40 tỷ mét vương, bao gồm 50.000 tòa nhà chọc trời.
8- Bất động sản để không
Đường phố không bóng người trong thành phố ma Zhengzhou ở Trung Quốc
Trung Quốc có khoảng 64 triệu ngôi nhà trống. Nhiều thành phố thậm chí được gọi là thành phố ma vì không có ai sống trong đó. Mỗi năm Trung Quốc xây thêm khoảng 20 thành phố ma như thế này. Không thể hiểu họ lãng phí hàng nghìn tỉ USD như thế này vì lý do gì.
9- Nợ thẻ tín dụng
Trong 5 năm tới, nợ thẻ tín dụng của Trung Quốc sẽ tăng 600%. Chỉ trong năm 2011, nợ thẻ tín dụng người tiêu dùng đã tăng từ 63 tỷ USD lên 93 tỷ USD.
10- Sự nghèo đói
Hơn 500 triệu người dân Trung Quốc có mức sống dưới 2 USD mỗi ngày.
11- Các cuộc biều tình lớn
Mỗi ngày, trung bình có 493 cuộc biểu tình nhân quyền xảy ra ở Trung Quốc. Theo tờ Daily Telegraph của Anh, các học giả Trung Quốc ước tình rằng chỉ riêng năm 2010, con số các cuộc biểu tình và đình công ở Trung Quốc là khoảng 180.000. Khi Trung Quốc đối mặt với lạm phát giá lương thực, tham nhũng, áp lực gia tăng từ ác khu vực khác, thì sự bất ổn xã hội cũng ngày càng tăng.
12- Sa mạc hóa
Sa mạc Gobi rộng lớn của Trung Quốc xấp xỉ kích thước quốc gia Peru. Do sự suy giảm tài nguyên nước, nạn phá rừng, và chăn thả quá mức, diện tích sa mạc đang lan rộng 3.600 km vuông mỗi năm
13- Thuốc lá
Người Trung Quốc hút 55.000 điếu thuốc lá mỗi giây.
14- Thị trường chứng khoán
7 trong số 10 cổ phiếu là thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc, đó là: Petro Trung Quốc, Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, Petro-Hóa chất Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Công ty TNHH Năng lượng Shenhua Trung Quốc, Công ty Bảo hiểm China Life, và Ngân hàng Truyền thông.
15- Án tử hình
Số lượng người nhận án tử tình và bị hành hình ở Trung Quốc là gấp ba lần số lượng của tất cả các nước còn lại trên thế giới cộng lại.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Ân xã Quốc tế, ít nhất có 1.718 người bị hành hình ở Trung Quốc vào năm 2008 – gấp ba lần con số của tất cả các quốc gia khác trên thế giớicộng lại Một số nhà phân tích thậm chí tin rằng gần 6.000 người bị tử hình mỗi năm.
(Theo Đại Kỷ Nguyên)