Tại Đại sứ quán Việt Nam ở Kiev, Ucraina các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một buổi biểu tình ôn hòa. Các học viên kêu gọi Hà Nội không góp phần vào chính sách đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với môn tập này.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam không đầu hàng trước áp lực của chế độ Trung Quốc và đàn áp các học viên theo môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Đại Pháp”, đại diện của Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở Ukraina, cô Lyudmila Dvoretska nói với phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên.
Các học viên Ukraina phản đối việc chính quyền Việt Nam kết án nhiều năm tù đối với hai học viên Pháp Luân Công địa phương. Họ bị cáo buộc phát sóng đài tiếng nói “Phát thanh Hy vọng» (Sound of Hope) vào nước láng giềng Trung Quốc, trong đó có thông tin về cuộc đàn áp bất hợp pháp đối với Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc.
Vụ xử đã trì trệ trong 17 tháng, đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Phóng viên không biên giới, và các chính phủ phương Tây đã lên án Hà Nội trong việc hỗ trợ chính quyền Trung Quốc đàn áp tự do ngôn luận ra nước ngoài.
Chính quyền Việt Nam dựa trên cáo buộc của một công hàm phản đối từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trong đó chỉ ra việc phát hiện phát thanh “bất hợp pháp” ở Trung Quốc và yêu cầu chính quyền địa phương [Việt Nam] ngăn chặn phát sóng và cấm Pháp Luân Công trong nước.
“Những tuyên truyền giả dối phát tán từ Đại sứ quán Trung Quốc về Pháp Luân Công khuyến khích người ta quên đi phần Thiện lương và lôi kéo các công chức vi phạm nhân quyền, xuất khẩu tội ác chống lại nhân loại ra nước ngoài” – cô Lyudmila Dvoretska cho biết.
Pháp Luân Công bao gồm các bài tập luyện khí công nhẹ nhàng và triết lý dựa trên các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Năm 1999, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, vì xem việc phổ biến quá rộng rãi của môn tập này là mối đe dọa đến quyền lực của họ vào giữa những năm 90.
Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, tại thời điểm hiện tại, Pháp Luân Công được phổ biến tại hơn 100 quốc gia, bao gồm cả các khu vực tự trị của Ma Cao, Hong Kong và Đài Loan.
Theo epochtimes.com.ua
tindachieu.com