|
1. Công thức gốc của 7 Up có chứa thuốc an thần lithium citrate
Ra mắt năm 1929, ngay trước khủng hoảng phố Wall, 7 Up ban đầu là loại soda chanh đắt tiền và có tên là “Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda”. Tuy nhiên, tên gọi này quá dài và không hấp dẫn, vì vậy năm 1936, nó được đổi thành 7 Up cho dễ nhớ. Cho tới năm 1950, thành phần của 7 Up được phát hiện có chứa thuốc an thần lithium citrate. Đây là loại thuốc dùng để điều trị một số bệnh về tâm thần, giúp xoa dịu và an thần. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi vào những năm 1930 và 1940.
|
|
2. Fanta được phát minh vào thời Đức Quốc xã
Trong thế chiến thứ II, nhà máy của Coca-Cola tại Đức bị ảnh hưởng nặng nề. Do lệnh cấm vận thương mại, Coca-Cola không thể nhập khẩu loại si rô dùng sản xuất soda vào Đức. Vì vậy, nhân viên nhà máy quyết định tạo ra loại đồ uống riêng để bán trong thời chiến. Loại đồ uống này được tạo ra với công thức ngẫu nhiên. Bất ngờ là với sản phẩm này, nhóm nhân viên trên bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Để đặt tên sản phẩm, nhóm trưởng đã yêu cầu nhân viên “dùng trí tưởng tượng của mình” (có nghĩa là “fantasie” trong tiếng Đức), và một nhân viên ngay lập tức thốt ra từ “Fanta”. Từ đó, cái tên Fanta ra đời. Hiện Fanta là thức uống phổ biến tại nhiều nơi bên ngoài Mỹ.
|
|
3. Nguồn gốc Mountain Dew
Vào những năm 1930, nhu cầu đồ uống có ga tăng cao. Nhiều loại soda mới tấn công thị trường Mỹ như vũ bão và có sức ảnh hưởng lớn. Điển hình là trường hợp của hai anh em sống tại Tennessee, Barney và Ally Hartman. Hai anh em nhà Hartman có ý tưởng hòa soda với rượu whiskey. Tuy nhiên, nhãn hiệu cola họ yêu thích rất khó tìm tại Knoxville. Họ thậm chí yêu cầu sự giúp đỡ từ Coca-Cola nhưng hãng này không cho phép họ sử dụng công thức của mình. Vì vậy, Barney và Ally quyết định tự tạo ra loại soda của riêng mình. Và công thức Mountain Dew đầu tiên ra đời vào năm 1940.
|
|
4. Máy bán Coca-Cola với giá tiền thay đổi theo nhiệt độ
Không giống những máy bán soda thông thường, những chiếc máy Coke này có giá tiền thay đổi theo nhiệt độ ngoài trời. Vào những ngày nóng bức, nhu cầu mua soda tăng cao và giá tiền mỗi chai Coca-Cola tại các máy này cũng tăng theo. Áp dụng quy luật cung cầu đơn giản, Coca-Cola cho rằng, mình có thể hốt cả mỏ vàng. Tuy nhiên, loại máy này vẫn chưa được dùng tại Mỹ và hiếm khi được thấy ở các nước khác.
|
|
5. Bí mật công ty Coca-Cola
Vào ngày 6/7/2006, cuộc sống của 3 người tại Mỹ đã thay đổi hoàn toàn. Một số gián điệp đã móc ngoặc với 3 người, trong đó có nhân viên của Coca-Cola. Nhân viên này đã sẵn sàng các thành phần chính của Coca-Cola cho Pepsi Co, với giá 1,5 triệu USD. Chính quyền liên bang đã nhanh chóng vào cuộc và cử một điệp vụ ngầm điều tra vụ việc. Ba người nói trên đã bị bắt và bỏ tù.
|
|
6. Cuộc chiến Cola
Hai hãng sản xuất soda hàng đầu thế giới là Coca-Cola và Pepsi. Hiển nhiên, hai hãng này trở thành đối thủ của nhau. Các nhà tâm lý học từng cố nghiên cứu xem đồ uống của hãng nào được yêu thích hơn. Một khảo sát được thực hiện vào năm 2007. Theo đó, các nhà tâm lý học thực hiện bài kiểm tra mùi vị, người tham gia che mắt uống thử soda của Pepsi và Coca-Cola, và trả lời xem mùi vị loại soda nào ngon hơn. Khi không biết mình đang uống loại nào, đa số người tham gia khảo sát chọn Pepsi. Tuy nhiên, khi họ biết mình đang uống loại soda nào thì đa số lại chọn Coke. Tới nay, cuộc chiến giữa hai hãng đồ uống này vẫn diễn ra quyết liệt.
|
|
7. Dr. Pepper được phát minh như thế nào?
Dr. Pepper là một trong những loại soda đầu tiên được phát minh tại Mỹ. Loại thức uống này được pha chế bởi dược sĩ Charles Alderton vào năm 1885. Alderton thực sự yêu thích việc giúp đỡ người dân tại quê mình – Waco, bang Texas và đam mê pha chế thuốc. Ông thích phục vụ soda bằng các tháp soda. Alderton luôn thích mùi vị ngọt ngào của các loại thuốc và si rô hoa quả tỏa ra không khí. Vì vậy, ông đã tìm cách tạo ra mùi này cho đồ uống có ga. Và Dr. Pepper ra đời.
|
|
8. Vì sao Soda được gọi là “đồ uống có ga”
Tùy vào từng khu vực, soda có thể được gọi là đồ uống “có ga” hoặc “sủi bọt”. Tuy nhiên, từ “đồ uống có ga” (soft drink) được dùng để gọi chung cho tất cả các loại soda. Vậy cụm từ “đồ uống có ga” có nguồn gốc từ đâu? Bởi vì có nhiều cách gọi tên như trên nên các hãng sản xuất tìm ra một cụm từ dùng để chỉ chung cho tất cả các loại soda. Cụm từ “soft drink” trong tiếng Anh thực chất có nghĩa là loại đồ uống không chứa cồn (loại chứa cồn gọi là “hard drinks”). Từ đó, các công ty bắt đầu dùng cụm từ này trong quảng cáo, và nó vẫn được dùng phổ biến hiện nay.
|
|
9. Thức uống Coca-Cola Blak thất bại thảm hại
Có nhiều thứ không bao giờ nên kết hợp với nhau. Cà phê và soda là những thứ như vậy. Ý tưởng soda hương cà phê ra mắt năm 2006 với sản phẩm Coca-Cola Blak. Sản phẩm này đơn giản nhằm thu hút lượng lớn những người mê cà phê trên thế giới, đồng thời mang tới cách thưởng thức cà phê theo phong cách soda. Tuy nhiên, kết quả Coca-Cola Blak mang lại không như dự kiến. Sản phẩm này được tung ra thị trường vào ngày 3/4/2006 tại Mỹ, nhưng chỉ 2 năm sau đã phải ngừng bán. Tới năm 2009, trên thị trường hoàn toàn vắng bóng sản phẩm này.
|
Hoài Thu
|