Vẻ đẹp muôn màu, quyến rũ và cũng rất kỳ vĩ của thiên nhiên đã lôi cuốn con người tìm đến những vùng đất mới lạ. Không chỉ sở hữu những hiện tượng địa chất tự nhiên kỳ lạ, mà ở đó còn có cả những truyền thuyết, những câu chuyện lý thú và cực kỳ độc đáo.
Cao Hồ (Nam Mỹ)
Hồ núi lửa cao nhất thế giới với độ cao 19.265 feet (5.871 km) tọa lạc trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Đó chính là Cao Hồ, hay còn có tên là hồ Simba, nằm phần lớn trên lãnh thổ Chile.
Toàn cảnh Cao Hồ ở Nam Mỹ
Hồ Simba được cho là giống với các hồ trên Sao Hỏa
Đây là một nơi đặc biệt, được cho là có thể có sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Các chuyên gia địa lý và nghiên cứu vũ trụ cho rằng: Cao hồ có đặc điểm tương tự với những hồ đã tồn tại trên Sao Hỏa cách đây 3,5 triệu năm.
Cao Hồ có nước màu đỏ đặc trưng của tảo
Màu đỏ là màu đặc trưng ở hồ Simba, vì tảo ở đây phát triển để chống lại các bức xạ tia cực tím cao.
Hồ Pilbara (Australia)
Nằm ở phía Tây Australia, Pilbara là một trong những hồ nước nông nhất thế giới.
Một góc hồ nước Pilbara
Điều đặc biệt, những quần thể vi khuẩn ở đây đã kết hợp tạo thành các lớp đá trầm tích và cùng với nước nó tạo ra những cấu trúc đá đặc sắc, với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau.
Một quần thể đá hình nón tại Pilbara giống như những quả trứng và chúng cao khoảng nửa inch (1,2 cm)
Những khối đá tại Pilbara được cho là hình thành khoảng hơn 3 tỉ năm về trước, và nó chính là đại diện cho sự tồn tại sự sống cổ xưa nhất trên trái đất.
Sông Rio Tinto (Tây Ban Nha)
Dòng sông có lẽ là kỳ lạ nhất thế giới, với chiều dài hơn 62 dặm (100km) trải dài từ vùng Tây Nam của Tây Ban Nha và đổ ra Đại Tây Dương.
Một khúc sông Rio Tinto
Dòng sông chảy theo những bậc thang trên nền những kim loại nặng như: sắt… và có cả axit trong dòng nước.
Nước ở dòng sông Rio Tinto có màu vàng rực
Tuy nhiên, điều độc đáo và kích thích giới nghiên cứu chính là sự đa dạng đến khó tin về các quần thể vi sinh vật tảo và nấm tại dòng sông Rio Tinto này.
Các quần thể vi sinh vật tồn tại ngay dưới những lớp kết tủa màu vàng của oxit sắt