“Thật đáng tin cậy! Nó đã được kiểm tra và mặt khác, có mối liên hệ về số liệu thống kê với cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và sự gia tăng mạnh việc cấy ghép tạng. Đồng thời, chúng ta không thực sự biết tất cả những tạng đó bắt nguồn từ đâu”.
Giáo sư Manfred Nowak, chuyên gia về luật nhân quyền quốc tế, phát biểu tại trường Đại học Quốc gia Đài Loan
Giáo sư Manfred Nowak của Học viện Ludwig Boltzmann, Phó chủ tịch Ủy ban UNESCO ở Áo, chuyên gia nhân quyền quốc tế nổi tiếng và là cựu Chuyên viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tra tấn, đã có bài phát biểu với tựa đề, “Quyền cấm tra tấn – Quan điểm và Trải nghiệm của một cựu Chuyên viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc” tại Đại học Quốc gia Đài Loan vào ngày 8 tháng 11 năm 2011. Ông nói rằng Trung Quốc là quốc gia khó tiến hành điều tra việc tra tấn nhất. Trong khi trả lời một câu hỏi về báo cáo điều tra tội mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống của đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của một luật sư trong Nhóm Luật sư nhân quyền Pháp Luân Công Đài Loan, giáo sư Manfred Nowak nói lời cáo buộc là đáng tin cậy. Mặc dù ĐCSTQ đã bác bỏ lời cáo buộc, họ chưa bao giờ đệ trình những thông tin mà Liên Hợp Quốc yêu cầu.
Ông Nowak nói rằng tra tấn được định nghĩa là gây ra thương tích hoặc sự đau khổ cả về thể chất lẫn tinh thần. Chẳng hạn như, công an sử dụng áp lực và bạo lực để ép nhận tội, hoặc cho phép phân biệt đối xử với những đối tượng đáng ngờ. Các hình thức tra tấn là vô nhân đạo và trà đạp nhân phẩm, khiến cho nạn nhân cảm thấy bất lực và không có khả năng tự vệ.
Ông Professor Nowak là Chuyên viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tra tấn từ năm 2004 đến năm 2010. Ông là quan chức đầu tiên của Liên Hợp Quốc được phái đến Trung Quốc để điều tra việc tra tấn. Từ tháng 8 năm 2006, ông Nowak và ông Asma Jahangir, Chuyên viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng, đã trình lên Ủy ban chống Tra tấn rất nhiều bằng chứng về việc mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống của ĐCSTQ, và yêu cầu phía ĐCSTQ cung cấp thông tin về nguồn của những tạng được cấy ghép. Ông nói, “Chính phủ phải có nghĩa vụ cung cấp bất cứ kết quả nào, nhưng chúng tôi chưa hề nhận được bất kỳ loại [thông tin] nào. Họ chỉ bác bỏ nó, để nói rằng sự cáo buộc là hoàn toàn sai, nhưng họ chưa hề cung cấp cho tôi bất kỳ loại thông tin nào cụ thể hơn hay bất kỳ câu trả lời nào khác giải thích cho số lượng lớn ca cấy ghép tạng và việc con số này đang tăng rất nhanh”.
Trong nhiều năm báo cáo thường niên về nhân quyền của Liên Hợp Quốc liên tục chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc vì bức hại Pháp Luân Công. Ông Nowak đề cập đến sự khó khăn trong việc điều tra về tra tấn khi ông đến Trung Quốc. “Đó là quốc gia duy nhất mà dứt khoát không cho tôi mang theo bất kỳ loại máy ảnh hay máy quay nào vào các nhà tù, vì vậy tôi không thể chụp được một tấm hình nào ở bên trong. Tôi phải đưa ra quyết định [liệu có tiếp tục điều tra nữa không]. Thường thì tôi sẽ không làm việc này. Nhưng tôi cảm thấy cần phải vào các trại lao động cải tạo vì một điều đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công bị đưa vào những nơi này”.
Trong báo cáo của ông Nowak đệ trình lên Liên Hợp Quốc vào năm 2006, hai phần ba các trường hợp bị tra tấn bởi ĐCSTQ là các học viên Pháp Luân Công. Báo cáo năm 2007 liệt kê các trung tâm giam giữ và trung tâm cấy ghép tạng của Trung Quốc phụ trách việc mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống.
Theo minhhue.net