Tinh Hoa

Video, ảnh: Trống trơn hàng hóa trong siêu thị Thái Lan

Trước tình hình lũ lụt nghiêm trọng ở Thái Lan, nhiều cửa hàng đã phải chấp nhận bán hàng có giới hạn, một số trung tâm mua sắm và siêu thị chấp nhận đóng cửa do dòng nước lũ lênh láng khắp nơi.

Kinh doanh trì trệ
 

Trống trơn đồ ăn khô và nước uống trong siêu thị
Nguồn Youtube
 


Một số cửa hàng ở Thủ đô Băng Cốc đã bắt đầu áp dụng phân phối khẩn cấp hôm thứ Tư, khi người dân lo lắng tích trữ thực phẩm và các hàng hóa khác, trước thông tin Thủ đô sẽ ngập lụt trong nhiều tuần tới.
Trước tình hình đó, có nguồn tin cho hay, có một số điểm bán hàng đã đưa ra quy định khách hàng chỉ được mua một túi gạo và một khay trứng, giấy vệ sinh cũng được chia theo phần. Tại các siêu thị, nước đóng chai đã cháy hàng, trừ các loại nước đắt tiền.  
 

 Một siêu thị trống trơn hàng hóa
 Quầy rau xanh trống trơn trong một siêu thị


Trong khi đó, ở một số vùng của Thái Lan, người dân tỏ ra phàn nàn về nước máy bị nhiễm bẩn. Cơ quan cung cấp nước cho Thủ đô Băng Cốc cho biết, nước lũ đã tràn vào các đường dẫn nước tới nhà máy và phải nhờ đến hóa chất để làm sạch nguồn nước.

 

Các bao cát được chuẩn bị sẵn quanh các máy ATM 

  Chuỗi siêu thịBig CThái Lan chobiết, không giới hạn số lượng mặt hàng người tiêu dùng được mua nhưng đã yêu cầukhách hàngchỉ mua2- 3 món hàng để đảm bảo số lượng hàng hóa cho những người khác.
 

 Một cây xăng đã ngập nước


Trungtâmmuasắm Rangsit ngoạiôphíaBắc Băng Cốc đãđóngcửatuần trước,khinướcbắt đầu tràn vào khu vực này. Ở đây có khoảng 900người thuê địa điểm kinh doanh và tất cả các cửa hàng đã tạm thời ngừng hoạt động Trung tâm mua sắm Central PlazaPinKlaoở phía tâysông ChaoPhraya, đã đóng cửa hôm qua. Nước lũ đã tiến vào thủ đô và đe dọa các quận thương mại, cũng như nguồn cung cấp điện và dịch vụ vận tại.

 

 Cửa hàng ăn nhanh McDonald cũng đóng cửa

  Tesco Lotus, một doanh nghiệp bán lẻ với hơn 300 điểm kinh doanh Thái Lan, bao gồm từ siêu thị lớn đến các cửa hàng nhỏ, đã phải đóng cửa gần 10% các cửa hàng trong vòng 2 tháng lũ lụt. Với hơn 6.000 cửa hàng ở Thái Lan, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất 7-Eleven cũng đang gặp khó khăn về nguồn cung hàng hóa Việc khó khăn của người dân Băng Cốc hiện nay là tìm chỗ đỗ xe hơi trong tình trạng nước lũ đang dâng cao. Hầu hết các điểm đỗ xe đã không còn một chỗ trống, do đó nhiều chủ sở hữu xe hơi đã phải tìm đến cầu vượt như một biện pháp cứu cánh. Hôm 25/10, sân bay Don Muang – lớn thứ hai ở Băng Cốc đã phải đóng cửa. Quyết định này được đưa ra, vì khi sân bay bị ngập nước dẫn đến việc cất cánh cũng như hạ cánh sẽ không an toàn và thậm chí gặp nguy hiểm.

 

 Một người phụ nữ xắn quần lên đến quá đầu gối vì cửa hàng bên sông Chaophraya của bà cũng đã bị nước lũ tràn vào


 

 Còn một chủ cửa hàng khác đang tìm cách gia cố miếng ván để ngăn
không cho nước vào trong


Kinh tế bị ảnh hưởng

Theo tờ Bangkok Post, 227 chi nhánh của các ngân hàng thương mại công ty tài chính đã được lệnh tạm thời đóng cửa do ảnh hưởng của lũ lụt trên diện rộng. Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho hay, 12 ngân hàng thương mại, 2 ngân hàng bán lẻ và công ty tài chính mới đưa ra báo cáo này. Các chi nhánh phải đóng cửa do lũ lụt, chủ yếu tập trung các tỉnh Pathum Thani Nonthaburi.

Ngân hàng thương mại
Siam
đóng cửa tới 50 chi nhánh, tiếp theo là Ngân hàng Bangkok (35), Krung Thai Bank Kasikornbank (28), Thanachart (27), Ngân hàng Ayudhya (20) Ngân hàng Quân đội Thái Lan (10). Tình hĩnh lũ lụt khiến các khu công nghiệp ở Ayutthaya, Nonthaburi, Pathum Thani giáp ranh Băng Cốc đã phải đóng cửa, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Việc các nhà máy không hoạt động làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng linh kiện cho ngành công nghiệp thế giới, đồng thời khiến 650.000 người mất việc làm tạm thời. Nội các Thái Lan, hôm thứ Ba vừa qua đã đồng ý chi khoản ngân sách 325 tỷ Bạt (tương đương 10,6 tỷ USD) để tái thiết đất nước. Ngoài ra, lũ lụt chắc chắn sẽ có tác động đến du lịch của Thái Lan, đây là ngành sử dụng tới 2 triệu lao động và chiếm 6% GDP của quốc gia này.

Anh Minh