Thuốc tránh thai được coi là một biện pháp hiệu quả rất được các cặp đôi ưa chuộng. Tuy nhiên, ngoài ngừa thai nó cũng có rất nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là 8 điều mà bác sĩ ít khi nhắc bạn.
Theo một báo cáo ý tế ở Hoa Kỳ năm 2012, khảo sát từ năm 2006 đến 2010 có 62% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã sử dụng biện pháp này để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.
Các thuốc tránh thai có thành phần chính là pregestin đơn thuần hoặc phối hợp progestin và estrogen-2 nội tiết tố quan trọng của nữ giới. Chúng can thiệp mạnh mẽ vào chu kỳ rụng trứng khiến cho tinh trùng không gặp được trứng để hình thành hợp tử.
Ngoài ngừa thai, thuốc tránh thai còn có nhiều ưu điểm như giảm đau bụng do hành kinh, giảm mụn trứng cá, ngăn ngừa nguy cơ u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng và ung thư tử cung.
Tuy nhiên, vì là thuốc được tổng hợp từ hóa chất nên ngoài ưu điểm chúng hiển nhiên sẽ có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, điều mà các bác sĩ có thể ít nói với bạn.
Sau đây là 8 tác dụng phụ thường thấy của thuốc trành thai:
1. Đau đầu và đau nửa đầu
Estrogen là một hormon quan trọng trong việc duy trì những nét đặc trưng của phái đẹp. Ở mức vừa phải, hormon này làm ổn định các hoạt động dẫn truyền trong não, giảm stress, tinh thần thoải mái… Tuy nhiên, sự can thiệp của thuốc tránh thai đã làm sụt giảm nghiêm trọng estrogen gây ra các cơn đau đầu bất thường ở nữ giới hoặc nặng hơn là chứng đau nửa đầu.
Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tạp chí Sản Phụ Hoa Kỳ cho thấy, hầu hết phụ nữ xuất hiện đau đầu trong tháng đầu tiên uống thuốc tránh thai có chứa hỗn hợp estrogen-progestin. Tuy nhiên, những cơn đau đầu có xu hướng cải thiện hoặc biến mất khi sử dụng ở tháng tiếp theo.
Một nghiên cứu của hội Thần Kinh Học Hoa Kỳ báo cáo rằng, những nguy cơ gây đau nửa đầu có mối liên quan chặt chẽ với hiện tượng suy giảm estrogen.
2. Buồn nôn
Ngược lại với đau đầu, hiện tượng buồn nôn là kết quả của sự tăng estrogen vượt mức dẫn tới kích ứng dạ dày gây buồn nôn. Thuốc tránh thai dạng progestin đơn thuần ít gây buồn nôn hơn.
Dùng thuốc trong bữa ăn hoặc trước khi ngủ có thể giảm bớt phản ứng buồn nôn. Đối với người có vấn đề dạ dày nên uống thuốc tránh thai sau các thuốc điều trị dạ dày khoảng 30 phút.
3. Sưng đau ngực
Vấn đề này trước kia thường gặp ở phụ nữ mang thai và cho con bú khi mức độ estrogen tăng đột biến. Nhưng hiện nay sự can thiệp mạnh mẽ của thuốc tránh thai vào hệ thống nội tiết, sưng đau ngực đã xuất hiện nhiều hơn ở những người phụ nữ chưa từng sinh con.
Hiện tượng sưng đau ngực thường hay gặp khi dùng các thuốc tránh thai dạng progestin. Nguyên nhân do nó là một chất ức chế mạnh mẽ estrogen, khi sự ức chế đến giới hạn, cơ thể sẽ xuất hiện hiện tượng phản hồi nội tiết (rebound). Estrogen đột ngột được sản xuất tối đa khiến cơ quan nhạy cảm như ngực cảm thấy rất đau tức.
Lá bắp cải là 1 phương pháp hữu ích trong trường hợp này.
Xem thêm: Công dụng ‘thần kỳ’ của lá bắp cải: Cai sữa cho bé, giảm đau cho mẹ
Nếu bạn đau và sờ thấy một khối bất thường trên ngực thì cần đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm kiểm tra ung thư vú.
4. Rối loạn kinh kỳ
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể gặp những đợt kinh nguyệt bất thường. Điều này thường xảy ra ở 2-3 tháng đầu dùng thuốc.
Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết khiến niêm mạc tử cung trở nên mềm, nhạy cảm và mỏng hơn bình thường. Chúng dẽ bị xước rách và rơi ra ngoài kéo theo máu và một số dịch tiết tử cung.
Theo một báo cáo năm 2006 được công bố trên tạp chí Thường Thức Gia Đình Mỹ, 4 yếu tố dẫn đến kỳ kinh bất thường là:
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai.
- Các bệnh về máu
- Vấn đề ở bệnh nhân (tuân thủ phác đồ tránh thai, sử dụng nhiều thuốc cùng lúc, hút thuốc)
- Các khối u lành tính và ác tính ở tử cung.
5. Béo phì
Thông thường các biện pháp tránh thai dạng uống có liều lượng estrogen cao dễ gây tác dụng phụ này. Mức độ estrogen cao sẽ kích thích thèm ăn và giữ nước trong cơ thể. Do đó người uống thuốc tránh thai rất dễ tích mỡ ở đùi, bụng và ngực.
Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề cân nặng của mình thì hãy ngừng thuốc đúng cách hoặc chuyển sang loại thuốc ít estrogen. Ngoài ra bạn cũng cần chú trọng hơn tới việc chọn lựa thực phẩm ít béo, như một phần thói quen hàng ngày.
6. Nhiễm nấm âm đạo
Nhiễm nấm âm đạo là nguyên nhân gây ngứa, rát, đau nhức hoặc kích ứng tại các khu vực nhạy cảm như âm đạo và âm hộ. Đây là một tác dụng phụ cực kỳ khó chịu của thuốc tránh thai.
Theo một nghiên cứu của khoa y tế công cộng thuộc trường Đại Học Michigan được công bố năm 2006, nguy cơ nhiễm nấm âm đạo tăng gấp đôi khi sử dụng thuốc tránh thai và gấp 3 khi sử dụng chất diệt tinh trùng.
Trong thực tế, nguy cơ này còn cao hơn cả ở những người suy giảm miễn dịch như tiểu đường hay nghiên rượu.
7. Thay đổi tính tình
Thay đổi tính tình hoặc nặng hơn là các triệu chứng trầm cảm là tác dụng phụ có thể xảy ra với một số phụ nữ khi dùng thuốc tránh thai.
Điều này xảy ra bởi các hormon tổng hợp có thể làm rối loạn sự cân bằng trong dẫn truyền thần kinh, gây ra những thay đổi trong tinh thần ở nữ giới. Tác dụng phụ này sẽ thể hiện rõ ràng hơn ở người từng có tiền sử trầm cảm.
Một nghiên cứu năm 2003 đăng trên tạp chí Sản Phụ Hoa Kỳ đã báo cáo rằng, việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm xấu đi tâm trạng ở phụ nữ có tiền sử trầm cảm cũng như thúc đẩy sớm hơn các rối loạn tâm lý tiền mãn kinh.
8. Thay đổi thị giác
Mặc dù đây là tác dụng phụ hiếm gặp nhưng vẫn có những mối liên quan nhất định giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và đeo kính áp tròng.
Việc tăng tích nước toàn thân như đã nói ở trên kết hợp với những kích thích từ kính áp tròng sẽ là phù hoặc sưng tấy giác mạc. Triệu chứng thường gặp là nhìn mờ hoặc méo mó đồ vật.
Một nghiên cứu được tiến hành năm 2016 bởi Học Viện Mắt Hoa Kỳ cho thấy, người có tiền sử dùng thuốc tránh thai trên 3 năm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glocom, một bệnh đặc trưng xảy ra do tình trạng tăng áp lực trong mắt (tương tự tăng huyết áp là tăng áp lực trong lòng mạch) gây đa nhức và có thể phát triển thành mù lòa.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai:
– Có nhiều loại thuốc tránh thai trên thị trường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lựa chọn thích hợp.
– Hạn chế thuốc tránh thai khẩn cấp vì có nhiều tác dung phụ do sử dụng ở liều cao, nên dùng loại uống cố định hàng ngày ở liều thấp.
– Thuốc tránh thai không bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
– Thuốc tránh thai có thể phản ứng với 1 số thuốc khác.
– Chống chỉ địch đối với người hút thuốc và có các bệnh về máu.
– Ngừng thuốc nếu nghi ngờ có thai.
Hoàng An, theo Top 10 Home Rremedies