Một sự thật đã được tiết lộ không lâu sau khi cuộc thi China’s Got Talent năm 2011 kết thúc không lâu. Phần trình diễn thử giọng trên truyền hình được cư dân mạng ca ngợi bấy lâu nay của Uudam được cho là không phải giọng hát thật của cậu bé 12 tuổi.
Một cư dân mạng đưa lên trang Youtube đoạn băng ghi lại phần thi thực của Uudam và làm một phép so sánh với đoạn clip được ghi từ truyền hình được phát tán trước đó. Ngay lập tức, đoạn clip này thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cậu bé Uudam – ngôi sao của cuộc thi China’s Got Talent năm 2011
Giọng hát trong clip gây xôn xao một thời gian dài không phải là giọng của Uudam mà là của một cậu bé tên Ba Đặc Nhĩ, hiện đang học thanh nhạc tại một trường nghệ thuật. Cả Ba Đặc Nhĩ và Đội hợp xướng thiếu nhi Hulunbeier mà Ba Đặc Nhĩ và Uudam đều là thành viên đã lên tiếng khẳng định, giọng hát được phát trên truyền hình là của Ba Đặc Nhĩ. Và đây là một bài hát mà Ba Đặc Nhĩ trình bày trong album do Đội hợp xướng thiếu nhi Hulunbeier phát hành.
Một khán giả nhận xét về sự khác biết trong việc thể hiện ca khúc Mother in the Dream của Ba Đặc Nhĩ và Uudam. Trong phiên bản của Ba Đặc Nhĩ, “Mẹ” mà cậu bé hướng tới là quê hương, còn “Mẹ” trong ca từ của Uudam chính là người mẹ kính yêu của em. Chính vì vậy, trong câu hát của Ba Đặc Nhĩ người ta nhận thấy sự mạnh mẽ và âm hưởng tự hào còn trong giọng hát của Uudam, sự mềm mại, và tình yêu thương mãnh liệt là thể hiện rất rõ nét.
Nhà sản xuất chương trình đã lên tiếng phủ nhận những “ồn ào” trên.
Phần thi của Uudam được phát sóng trên truyền hình.
Và đây là phần biểu diễn của Ba Đặc Nhĩ trên truyền hình được thực hiện từ 3 năm trước.
Những thông tin quanh màn trình diễn của Uudam tại cuộc thi China’s Got Talent năm 2011 đã khiến cư dân mạng có những phản ứng trái ngược nhau. Trong khi một số người lên tiếng bênh vực Uudam và khẳng định cậu bé này vô tội khi không có ý định gian lận trong cuộc thi thì một số khán giả khác tuyên bố mất cảm tình với cậu bé 12 tuổi.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc tranh luận quanh màn biểu diễn của Uudam là một hành động tàn nhẫn đối với cả Uudam và Ba Đặc Nhĩ. Một khán giả viết: “Mọi người có quyền lựa chọn nghệ sĩ mà mình yêu thích. Nếu bạn không thích Uudam, thì cũng không phải làm tổn thương cậu bé đến vậy. Cả Uudam và Ba Đặc Nhĩ đều chỉ là trẻ con, họ thích ca hát, xin đừng làm họ buồn…”.
Uudam mất mẹ khi mới 8 tuổi và hai năm sau, em lại mất đi người cha kính yêu. Nỗi nhớ cha mẹ đã thôi thúc em mang ca khúc Mother in the Dream tới với cuộc thi China’s Got Talent 2011. Câu chuyện cuộc đời của em đã khiến nhiều khán giả rơi lệ. Sau cuộc thi, dù không giành được danh hiệu cao nhất, Uudam vẫn trở thành ngôi sao của China’s Got Talent 2011. Được biết, mới đây, cậu bé 12 tuổi này đã nhận được lời mời tham gia một bộ phim truyền hình. Sự nghiệp trong làng giải trí đang mở ra trước mắt em.
Phần thi được cho là thật của cậu bé Uudam được công bố không lâu sau khi cuộc thi khép lại.
Sự thật về giọng hát của cậu bé Uudam được phơi bày khiến cư dân mạng Trung Quốc nhớ tới scandal về cô bé Lâm Diệu Khả. Cô bé nhỏ nhắn và đáng yêu này cũng bỗng chốc trở thành ngôi sao của làng giải trí Trung Quốc sau khi xuất hiện tại lễ khai mạc thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 với màn biểu diễn hoành tráng và ấn tượng. Gương mặt đẹp, giọng hát mượt mà của cô bé đã chiếm được cảm tình của rất nhiều khán giả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi tạo cơn sốt, một sự thật đã được tiết lộ. Ban tổ chức đã sử dụng giọng hát của một bé gái khác, có ngoại hình kém hơn Lâm Diệu Khả, trong đêm khai mạc. Trên thực tế, cô bé Lâm Diệu Khả không có khả năng ca hát mà chỉ sở hữu ngoại hình ưa nhìn hơn cô bé kia nên được chọn xuất hiện trên sân khấu.
Scandal hát nhép chỉ ẫm ĩ một thời gian, và nhanh chóng rơi vào quên lãng. Hiện, Lâm Diệu Khả vẫn hoạt động trong làng giải trí và được đánh giá là một trong những ngôi sao nhí “đình đám” của làng giải trí Trung Quốc.
Sự kiện hát nhép của Uudam khiến cư dân mạng nhớ tới trường hợp của cô bé Lâm Diệu Khả tại Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008.
Mi Vân
Theo Youtube
Tin liên quan :