Từ trước tới nay, mỗi khi nhắc đến các nền văn minh cổ đại, ta thường nhắc đến Ai Cập. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến nền văn minh Maya (Mexico cổ đại) – nền văn minh là tiền đề cho rất nhiều đế chế lịch sử khác.
Nền văn minh Maya có xuất xứ từ Trung Mỹ, được hình thành và phát triển bởi người Maya – một bộ tộc thổ dân ở phía Nam Mexico, trải dài đến phía Tây Honduras.
Bản đồ lịch sử văn minh của khu vực Trung Mỹ. Phần màu xanh lá cây chính là nơi phát triển của nền văn minh Maya.
Đây là nền văn minh cổ phát triển bậc nhất trong số những nền văn minh cổ xưa của nhân loại. Người Maya đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn trong các lĩnh vực như kinh tế, kiến trúc, nghệ thuật, toán học, thiên văn học… để lại nhiều di sản lớn cho nhân loại như kiến trúc kim tự tháp cổ Phetan, đài thiên văn Iza.
Kim tự tháp cổ Phetan của người Maya.
Những hình khắc vẽ trên đá của người Maya.
Những bí ẩn về nền văn minh Maya vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với nhân loại. Và bây giờ, hãy cùng chúng mình “ngược thời gian” để thử lý giải bạn nhé!
Tại sao người Maya tính được 1 năm có 365 ngày mà không cần các phương tiện khoa học hiện đại?
Thực tế, các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn rất đau đầu để tìm ra đáp án chính xác cho câu hỏi: Làm thế nào người Maya tính được con số 365,242 ngày cho một năm. Trong khi đó, bằng các phương pháp tính hiện đại, đội nghiên cứu tìm ra kết quả là 365,2422. Khi so sánh hai kết quả trên, ta thấy sai số vô cùng nhỏ. Họ cho biết, nếu chỉ tính toán bằng cách quan sát thiên văn, người Maya cổ đã phải tiến hành quan sát chuyển động của các tinh thể trong vòng… 10.000 năm!
Có thể nói, người Maya sở hữu những nhà toán học, thiên văn học vĩ đại nhất trong thế giới cổ đại. Thông qua các tư liệu thu thập được, có ý kiến cho rằng người Maya cổ đã sử dụng hệ đếm nhị thập phân (cơ số 20) và ngũ phân (cơ số 5) để khám phá ra một năm có 365 ngày. Thậm chí, họ còn tính được khoảng thời gian đủ để Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời.
Người Maya từng đặt ra một năm có 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày (tương đương các con số trong toán học của họ), tháng cuối có thêm 5 ngày. Tổng cộng, ta tính được 365 ngày/năm.
Bên cạnh đó, họ còn tính được chu kỳ quay quanh Mặt trời của sao Kim là 584 ngày. Cho đến ngày nay, các nhà khoa học đã tính toán được một năm ở sao Kim là 583,92 ngày. Tiếp tục so sánh 2 con số trên, ta thấy người Maya đã phương pháp tính lịch vô cùng chuẩn xác mà không cần bất cứ phương tiện hiện đại nào như khoa học ngày nay.
Và thêm một thành tựu toán học về người Maya bạn cần biết đó là họ đã tạo ra khái niệm về số 0 từ năm 357 sau CN, tức là trước người châu Âu khoảng 900 năm.
Người Maya biết sử dụng bánh xe?
Theo tàn tích để lại, chúng ta biết được người Maya đã cất công xây dựng những con đường lớn. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy dấu vết của những phương tiện di chuyển bằng bánh xe. Đây là một điều rất kỳ lạ vì trước đó, các nhà khoa học đã tìm thấy đồ chơi hình con thú gắn bánh xe của trẻ em Maya cổ đại.
Sau này, xuất hiện một số thông tin cho rằng người Maya chỉ biết… gắn bánh xe vào các món đồ chơi cho trẻ em. Đối với những công việc vận chuyển hay đi lại, họ dùng ngựa để chở hàng.
Đồ chơi của trẻ em Maya cổ đại, mô phỏng hình một chú sư tử.
Cũng có ý kiến cho rằng người Maya đã biết cách vận dụng bánh xe để làm phương tiện đi lại. Nhưng ngoài những con đường lớn đã dựng sẵn thì hầu hết, hệ thống đường xá các quốc gia thuộc nền văn minh Maya cổ đại đều là đất đá lồi lõm, rất khó để các bánh xe lăn trên đó.
Bí ẩn Ngày tận thế 2012?
Hẳn các bạn vẫn không quên những hình ảnh ấn tượng về… Ngày tận thế trong bộ phim “2012”. Bạn biết không, các nhà làm phim đã sử dụng tiên đoán về ngày tận thế năm 2012 của người Maya cổ đại đấy!
Theo một số tài liệu còn lưu lại về người Maya đã được các nhà tu sĩ Tây Ban Nha dịch vào năm 1521, trong cuộc xâm lược của người Tây Ban Nha, người Maya đã đề cập về Ngày tận thế.
Tài liệu này được lưu truyền trong nhiều thế kỷ và các nhà khoa học đã khám phá ra ngày kết thúc trong lịch của người Maya là 13.0.0.0.0, tương ứng với 10 giờ sáng ngày 21/12/2012 theo lịch của chúng ta. Theo người Maya cổ đại, đó sẽ là ngày cuối cùng của nhân loại hay nói cách khác là nền văn minh đương đại.
Tuy nhiên, nhiều nguồn tin từng xác nhận rằng chính người Maya cũng không khẳng định là ngày cuối cùng trong lịch của mình sẽ là ngày tận thế. Tất cả những câu chuyện đáng sợ sau con số này đều do người phương Tây “phóng đại” ra.
Về mặt khoa học, các nhà nghiên cứu từng đưa ra giả thiết rằng, đến một thời điểm nào đó, Mặt trời sẽ phóng ra lượng nhiệt cao hơn bình thường, có thể gây nguy hiểm cho môi trường sống của động, thực vật trên Trái đất. Tuy nhiên, điều này đã bị các nhà khoa học NASA bác bỏ.
Cho đến nay, bí ẩn về con số 2012 vẫn gây tranh cãi rất nhiều giữa các nhà khoa học và khảo cổ học.