Những dấu mốc trong sự nghiệp của nhà lãnh đạo Libya vừa từ giã cõi đời – Moammar Gaddafi – được tái hiện qua những hình ảnh chân thực nhất.
* Cảnh báo: Hình ảnh trong bài có thể gây sốc.
1. Bức ảnh này được chụp vào tháng 9/1969 – chỉ vài tuần sau cuộc đảo chính lật đổ Vua Idris của ông. Khi đó, Gaddafi mới chỉ 27 tuổi, chính thức trở thành nhà lãnh đạo Libya.
2. Thời trẻ, giống như Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser, Gaddafi rất đam mê chủ nghĩa dân tộc Ả Rập. Nhà lãnh đạo này đã hòa trộn các yếu tố của chủ nghĩa xã hội với các lý tưởng Hồi giáo. Vào năm 1975, ông Gaddafi đã phác thảo triết lý chính trị ngay ở tập đầu tiên trong cuốn Sách Xanh dài 3 tập của mình.
|
3. Năm 1971, ông Gaddafi cùng với Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và Tổng thống Syria Hafez Assad đã thành lập Liên đoàn các nước Cộng hòa Ả Rập. Tuy nhiên, không lâu sau đó, tổ chức này đã không thể đi vào hoạt động.
4. Trong những ngày đầu nhậm chức, ông Gaddafi đã được thần tượng như “Che Guevara của Châu Phi”.
5. Trong suốt những năm 1980, ông Gaddafi đã tổ chức các trại huấn luyện cho những nhóm phiến quân tới từ khắp Tây Phi, đồng thời hỗ trợ nhiều nhóm quân đội trong đó bao gồm Quân đội Cộng hòa Ireland và Tổ chức giải phóng Palestine. Vào năm 1986, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã gọi Gaddafi là “con chó dại của Trung Đông”.
6. Bức ảnh này được chụp vào năm 1986. Trong ảnh là bà vợ thứ nhì của ông – Sophia và 3 người con chung của họ. Lúc đó, Khamis mới chỉ 2 tuổi, đang bị thương và ngồi ở phía bên trái.
Cô con gái nuôi Hannah của Gaddafi được coi là một trong số khoảng 100 người bị thiệt mạng khi Mỹ đánh bom thủ đô Tripoli và Benghazi vào tháng 4/1986 với lý do Washington cho rằng Libya có liên quan tới các cuộc tấn công ở châu Âu – trong đó bao gồm vụ đánh bom tại 1 sàn nhảy ở Berlin (Đức), nơi các binh sĩ Mỹ thường xuyên lui tới.
7. Vào cuối những năm 1990, nhà lãnh đạo này thừa nhận hình thái mới của chủ nghĩa Liên Ả Rập – Pan-Arabism đã thất bại, nhưng ông vẫn tự xưng là “vua châu Phi”. Phong cách thời trang vốn đã độc đáo của ông vào thời điểm đó càng trở nên sặc sỡ.
8. Ông Gaddafi từng có mối quan hệ thân thiết với vị Tổng thống Ai Cập mới bị lật đổ – Hosni Mubarak. Người ta đồn rằng Gaddafi từng nổi sùng trước việc Mubarak – người Gaddafi cho là rất nghèo, thậm chí tới mức “không đủ khả năng để mua quần áo” – bị loại bỏ khỏi chính phủ Ai Cập.
9. Các mối liên hệ giữa Gaddafi và một số nhóm quân đội cùng những hoài nghi về vụ đánh bom chuyến bay Pan Am trên bầu trời Lockerbie ở Scotland đã khiến quốc gia này bị “cô lập quốc tế” trong nhiều năm.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Libya và các nước phương Tây đã khởi sắc trong suốt thập kỉ qua – sau khi Libya chính thức nhận trách nhiệm về vụ đánh bom Lockerbie và công khai chương trình vũ khí của họ với quốc tế.
Gaddafi và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair |
10. Không còn bị cộng đồng quốc tế xa lánh, Gaddafi đã lại được thoải mái đi du lịch ở nước ngoài trong những năm gần đây.
Không chỉ thế, tới bất cứ đâu ông cũng được chào đón và được người ta ưu ái dựng lều cho để Gaddafi có thể tiếp khách theo phong cách truyền thống Bedouin.
11. Đội vệ sĩ đồng trinh với tên gọi “Amazonian Guard” của Gaddafi luôn thu hút được nhiều sự chú ý. Amazonian Guard chỉ bao gồm toàn các cô gái tân, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về cách sử dụng vũ khí và nhiều môn võ thuật.
12. Gaddafi đã trở thành thượng khách thường xuyên của Italy thuở còn đương quyền. Trong chuyến thăm vào năm 2009 của ông, tờ báo cánh tả Il Riformista đã mô tả Gaddafi và Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi như “2 ông cụ già với mái tóc nhuộm đen và 2 gương mặt nhăn nheo do phẫu thuật thẩm mĩ quá đà”.
13. Năm 2011, khi phong trào nổi dậy nổ ra ở phía đông của đất nước này và NATO tuyên bố tham chiến để bảo vệ dân thường đồng thời lập vùng cấm bay ở Libya, ông Gaddafi đã tập hợp những người ủng hộ mình ở thủ đô Tripoli, tuyên thệ sẽ có “một cuộc chiến kéo dài dai dẳng, không có giới hạn”.
14. Tuy nhiên, khi phiến quân tiếp tục nổi dậy và NATO tăng cường các đợt tấn công, sự xuất hiện trước công chúng của nhà lãnh đạo bị thất thế này ngày càng hiếm hoi.
Kênh truyền hình nhà nước Libya thỉnh thoảng có phát đi hình ảnh ông Gaddafi với khuôn mặt đầy căng thẳng trong một cuộc họp hoặc trong những lần ông đứng ra kêu gọi người ủng hộ mình tiếp tục chiến đấu.
15. Lực lượng của chính phủ lâm thời ở Libya cuối cùng đã tấn công thủ đô Tripoli vào cuối tháng 8 vừa qua và chiếm trọn khu dinh thự Bab al-Aziziya của Gaddafi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo bị lật đổ này lúc đó đã “lặn không sủi tăm”.
16. Vào hôm qua (20/10), lực lượng của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) tuyên bố đã bắt được Gaddafi tại chính quê nhà của ông ở Sirte đồng thời tung hình ảnh lên đài truyền hình nhà nước ở đây đầu tiên. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể xác định liệu Gaddafi đã chết thật hay chưa.
M.Q