Tinh Hoa

Tìm ra nguồn gốc của bức tranh bí ẩn

Nhóm các nhà khoa học mới đây tuyên bố họ đã tìm ra bí ẩn trong một tác phẩm nghệ thuật vô giá của Leonardo da Vinci từng gây nhiều tranh cãi.

Bức chân dung gây tranh cãi có thể được tạo ra bởi Leonardo da Vinci. Ảnh: Artwork in the public domain.

Tác phẩm vừa được bán đấu giá với số tiền ít nhất 21.000USD.

Theo các nhà khoa học, bức tranh được lấy từ cuốn sách viết về lịch sử gia đình 500 năm tuổi của công tước xứ Milan.

Nhà sử học Martin Kemp, trường đại học Oxford tin rằng, bức tranh bí ẩn xuất hiện năm 1998, nó là bức chân dung của con gái Công tước do Leonardo da Vinci thực hiện dành tặng cho đám cưới của cô.

“Chúng tôi tin bức tranh vốn nằm trong cuốn sách dựa trên các lỗ khâu và vết cắt của dao. Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên”, ông Martin Kemp nói trên LiveScience.

Trong khi đó, nhiều người cho rằng, bức tranh không phải của Leonardo da Vinci tạo ra mà do một nghệ sĩ người Đức tên Nazarét tạo ra vào thế kỷ 19. Bằng chứng này bị bác bỏ sau khi sử dụng phương pháp xác định niên đại ước tính bức chân dung trong khoảng thời gian từ 1440 đến 1650.

Ông Martin Kemp lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh năm 2008, ngay lập tức ông cho rằng người vẽ bức tranh phải là người thuận tay trái theo phong cách của da Vinci. Bức chân dung được thực hiện trên giấy da, loại giấy đặc biệt thường được sử dụng để viết và in ấn, với chất liệu chủ yếu là phấn và mực in, không sơn.

“Có ít nhất bốn bản”, Kemp cho biết. Bên cạnh các bản sao trong Thư viện Quốc gia ở Warsaw, có một bản sao ở London và một ở Paris. Mỗi cuốn đã được tùy chỉnh và có nghệ thuật khác nhau. Bằng chứng nói lên bức chân dung tách ra khỏi cuốn sách chỉ tìm thấy trong cuốn Warsaw. Hình ảnh có thể bị loài bỏ trong thế kỷ 18 khi người ta phục hồi nó.

Kemp cho biết, da Vinci là nghệ sĩ sống tại khu vực mà gia đình Công tước xứ Milan trong từ 1481 đến 1499. Ở thời điểm này, ông là người duy nhất thuận tại trái, các nhà nghiên cứu cho hay.

Kemp đã tiến hành kiểm tra và thấy các lỗ khâu từ bản vẽ phù hợp với các vết trên sách, độ dày và chất liệu giấy trên cả hai hoàn toàn trùng khớp với nhau. Bức tranh đã được đổi tên thành “La Bella Principessa” dù nguồn gốc thật sự của nó còn gây tranh luận.

Trang Nguyên