Tinh Hoa

Chỉ 3% doanh nghiệp muốn bắt tay với đại học

Khảo sát của Ngân hàng thế giới
(WB)
cho thấy, đầu ra cho những nghiên cứu tại các
trường ĐH Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Có không tới 3% các doanh nghiệp tuyên
bố hợp tác với các trường ĐH hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản
phẩm.

Đây là thông tin đưa ra trong báo cáo về giáo dục ĐH các ước Đông Á – Thái Bình Dương, trong
đó có Việt Nam, được công bố sáng nay.

Theo đánh giá của WB, thiếu kỹ
năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên mới tốt nghiệp là yếu kém luôn được nhà
tuyển dụng nhắc tới.

Mặt khác, khảo sát của WB cho
thấy, đầu ra cho những nghiên cứu tại các trường ĐH Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
chế.

Theo bảng xếp hạng quốc tế và đầu ra cho các nghiên cứu, hệ thống giáo
dục ĐH Việt Nam không chú trọng vào nghiên cứu về chất lượng đầy đủ. Thậm chí, có
rất ít các trường ĐH đào tạo các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ.

Báo cáo kết quả khảo sát của WB
cũng chỉ dẫn, có không tới 3% các doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trường
ĐH hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm. Số giảng viên các
trường ĐH ở Việt Nam có trình độ tiến sĩ chiếm chưa tới 20% tổng số giảng viên.
Phần lớn công việc chính của họ cũng chỉ là giảng dạy chứ không có trách nhiệm
nghiên cứu”.

WB cũng chỉ rõ giáo dục ĐH Việt
Nam không tạo ra được những kết quả không mong đợi vì các yếu tố không liên kết:
giữa các trường với công ty về vấn đề đào tạo lỹ năng và thúc đẩy nghiên cứu;
giữa các cơ sở giáo dục ĐH với các viện nghiên cứu; giữa các cơ sở giáo dục ĐH
với nhau; giữa các cơ sở giáo dục ĐH với các cơ sở giáo dục dự bị.

Để tiếp tục tăng trưởng nhanh và
đạt được chiều sâu về công nghệ, WB đưa một số kiến nghị: Việt Nam cần phải ưu
tiên cho 3 vấn đề cho giáo dục ĐH, đó là giải quyết những thiếu sót về kỹ năng
thông qua chất lượng ĐH tốt hơn và mang tính toàn diện hơn. Từng bước tăng số
lượng sinh viên tốt nghiệp; Tăng cường nghiên cứu liên quan đến nhu cầu kinh tế
tại một số phòng ban và trường ĐH.

Việt Nam cũng cần hoàn tất quy
trình trao quyền tự chủ cho các trường ĐH và tăng cường vai trò, chức năng của
hội đồng nhà trường và quy trinh đảm bảo chất lượng bên ngoài.