Từ đầu mùa lũ đến nay, các Thường ủy của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như ‘lặn mất tăm’, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong các cuộc họp trực tuyến, hoặc lộ diện ở một số địa phương nhưng lại không thấy đề cập đến tình hình lũ lụt. Bên trong chắc hẳn có ẩn chứa nhiều điều khó nói.
Vào ngày 22/7, Tập Cận Bình lần thứ 2 liên tiếp lộ diện. Theo “Tân Hoa Xã”, Tập Cận Bình ngày hôm đó đã đến Cát Lâm khảo sát nông nghiệp. Vào ngày 21/7, Tập Cận Bình vừa kết thúc 20 ngày ẩn thân và tham gia một diễn đàn dành cho doanh nhân.
Liên tục 2 ngày lộ mặt, Tập Cận Bình dường như muốn thể hiện rằng thân thể đang khỏe mạnh và nắm quyền lực trong tay. Có thể Tập xuất hiện để bác bỏ những tin đồn, còn có thể đi các nơi thị sát, nhưng ông lại tiếp tục phớt lờ chiến tuyến phòng chống lũ lụt, hết lần này đến lần khác chạy tới phía Đông Bắc cách xa khu vực bị ngập lụt để khảo sát.
Các nhà lãnh đạo nước ngoài quan tâm nhiều hơn đến lũ lụt Trung Quốc
Vào ngày 22/7, tờ “Tân Hoa Xã” của ĐCSTQ đưa tin, trong vài ngày qua, một số lãnh đạo nước ngoài và người đứng đầu các tổ chức quốc tế đã gọi điện (gửi văn kiện) cho Tập Cận Bình để bày tỏ lời chia buồn chân thành đến trận lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc. Trong đó bao gồm:
Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Cuba Diaz-Canel, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tổng thống Tokayev của Kazakhstan, Tổng thống Rahmon của Tajikistani, Tổng thống Mirziyoyev của Uzbekistan, Tổng thống Berdimuhamedow của Turkmenistan, Quốc vương Abdullah II của Jordan, Tổng thống Nyusi của Mozambique, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres, Ban Ki-moon – chủ tịch diễn đàn Boao cho châu Á.
Báo cáo này của Tân Hoa Xã, mục đích cũng không nhắm đến lũ lụt mà là muốn biểu hiện rằng ĐCSTQ vẫn tiến hành giao lưu với quốc tế và không bị cô lập. Tuy nhiên các quốc gia được các phương tiện truyền thông Đảng liệt kê là tương đối đơn độc và không có quốc gia phương Tây nào. Tuy nhiên lũ lụt ở Trung Quốc đại lục thực sự nghiêm trọng và người đứng đầu các quốc gia khác dường như quan tâm đến lũ lụt của Trung Quốc hơn là các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ.
Theo thống kê của Bộ quản lý khẩn cấp ĐCSTQ vào ngày 22/7, thì kể từ ngày 1/6, thảm họa ngập lụt đã làm cho 45,523 triệu người tại 27 tỉnh (khu tự trị và đô thị) bao gồm Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Trùng Khánh và Tứ Xuyên bị thiệt hại, 142 người đã chết và mất tích, 35.000 ngôi nhà bị sập và thiệt hại kinh tế trực tiếp là 116,05 tỷ nhân dân tệ (NDT).
Trong số đó, kể từ tháng 7, lũ lụt đã làm cho 27,36 triệu người bị nạn tại 25 tỉnh (khu tự trị và đô thị) bao gồm Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Trùng Khánh và Quý Châu. 37 người đã chết và mất tích, 20.000 ngôi nhà bị sập và thiệt hại kinh tế trực tiếp là 75,49 tỷ NDT.
Dựa theo hai nguồn số liệu này thì chỉ riêng trong tháng 6 đã có 18,163 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, 105 người thiệt mạng hoặc mất tích, 15.000 ngôi nhà bị sập và thiệt hại kinh tế trực tiếp là 40,56 tỷ NDT.
Nhưng cho đến ngày nay, không có quan chức cấp cao nào của ĐCSTQ xuất hiện tại các địa điểm thảm họa lũ lụt. Ngoài việc đưa ra hướng dẫn và tổ chức các cuộc họp trực tuyến, họ thậm chí còn không tham dự một cuộc họp kiểm soát lũ chính thức. Các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đến nay cũng không có thành lập các nhóm, tổ để lãnh đạo triển khai phòng chống lũ lụt. Họ hoàn toàn phớt lờ những đau khổ do lũ lụt gây ra cho hàng chục triệu người dân. Một số nhà lãnh đạo nước ngoài dường như còn lo lắng hơn cả các quan chức ĐCSTQ.
Thường ủy ĐCSTQ tranh nhau lộ diện cải chính tin đồn
Cùng với sự xuất hiện của Tập Cận Bình, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ cũng liên tục xuất hiện.
Vào ngày 21/7, Uông Dương, Vương Hỗ Ninh, Hàn Chính cùng Tập Cận Bình đến một diễn đàn doanh nhân và bốn Thường ủy cùng nhau xuất hiện.
Ngoài ra, những ngày gần đây, Uông Dương có số lần xuất hiện nhiều nhất. Vào ngày 3/7, Uông Dương đã tham gia hội giao lưu trao đổi ngoại tuyến tổng hợp hoạt động đọc sách của Ủy viên Hội nghị hiệp thương chính trị; vào ngày 10/7, tham gia cuộc họp tham vấn chính trị đường dài thông qua internet về chăm sóc người già và trẻ em ở nông thôn; vào ngày 20/7, tham gia hội thảo luận về thành viên chủ tịch của Hội nghị hiệp thương chính trị; vào ngày 21/7, tham dự diễn đàn doanh nhân với Tập Cận Bình; vào ngày 22/7, tham gia vào Hội nghị thúc đẩy hợp tác đổi mới khu vực Quảng Đông-Hồng Kông-Macao Greater Bay của Hội nghị hiệp thương chính trị.
Hàn Chính thích nhất là các cuộc hội nghị, vào ngày 10/7, Hàn Chính tham gia diễn đàn của ngành tài chính và thuế; vào ngày 13/7, cùng với Lý Khắc Cường tham dự một hội nghị chuyên đề với các chuyên gia và doanh nhân về tình hình kinh tế; ngày 14/7 tham gia hội nghị của Ủy ban Cải cách và Phát triển; ngày 21/7 tham gia diễn đàn dành cho các doanh nhân với Tập Cận Bình.
Lật Chiến Thư từ ngày 12 đến 15/7 đã đi kiểm tra Luật Bảo vệ Động vật hoang dã tại Quảng Tây và viếng thăm Nhà tưởng niệm và bia tưởng niệm Bách Sắc.
Triệu Nhạc Tế cũng hiếm khi xuất hiện. Từ ngày 19 đến 22/7, ông điều tra nghiên cứu tại Công ty TNHH Máy móc nặng ở Từ Châu, Giang Tô.
Những sự xuất hiện này điều là những hành động nhằm xóa bỏ tin đồn làm việc không đàng hoàng, nhưng cũng đều không hẹn mà cùng nhau phớt lờ nạn lũ lụt trước mắt.
Lật Chiến Thư phải chịu trách nhiệm về công tác của Đại hội đại biểu nhân dân.
Uông Dương phải chịu trách nhiệm về công tác của Hội nghị hiệp thương chính trị và mặt trận thống nhất. Ông cũng là tổ trưởng tổ điều phối công tác Tây Tạng, Tân Cương và là phó tổ trưởng tổ công tác Đài Loan.
Vương Hỗ Ninh phải chịu trách nhiệm về hình thái ý thức, tuyên truyền, tư tưởng văn hóa, đảm nhiệm công tác tuyên truyền tư tưởng và là tổ trưởng tổ lãnh đạo công tác xây dựng Đảng.
Triệu Nhạc Tế phải chịu trách nhiệm kiểm tra kỷ luật, chống tham nhũng, tác phong của đảng, chính trị và pháp luật, đồng thời là tổ trưởng tổ lãnh đạo kiểm tra công tác.
Hàn Chính là phó thủ tướng, đồng thời nắm giữ các vai trò như sau: Tổ trưởng tổ điều phối công tác Hồng Kông và Macao, giám đốc Ủy ban An toàn thực phẩm, tổ trưởng tổ thúc đẩy sự phát triển vành đai kinh tế sông Dương Tử, tổ trưởng tổ phát triển Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc, tổ trưởng tổ thúc đẩy sâu sắc toàn diện cải cách và mở cửa tại Hải Nam, tổ trưởng tổ lãnh đạo xây dựng khu vực Quảng Đông-Hồng Kông-Macao Greater Bay…
Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ không hề nghiêm túc làm các công việc của họ và cũng không quá quan tâm đến cái gọi là hình tượng, trong thời kỳ đặc thù này, thì việc thể hiện rằng mình vẫn còn đang tồn tại lại là điều quan trọng hơn.
Lý Khắc Cường tiếp tục ‘độc hành’
Vào ngày 13/7, Lý Khắc Cường xuất hiện và tổ chức một hội nghị chuyên đề giữa các chuyên gia và doanh nhân về tình hình kinh tế. Vào ngày 9/7, ngày 15/7 và ngày 22/7 Lý Khắc Cường đã ba lần chủ trì hội nghị thường vụ của Quốc vụ viện, nhưng không lộ diện. Vào ngày 21/7, Lý Khắc Cường đã tổ chức một cuộc họp thông qua video với Thủ tướng Lào.
Gần đây, khi các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ liên tục xuất hiện nhưng Lý Khắc Cường lại ẩn thân, điều này hẳn là cố ý.
Vào ngày 13/7, Lý Khắc Cường vừa tổ chức hội nghị chuyên đề với các chuyên gia và doanh nghiệp về tình hình kinh tế thì vào ngày 21/7 Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề khác dành cho doanh nhân.
Hai người chia ra tổ chức hai hội nghị chuyên đề tương tự nhau nhưng chúng không trùng nhau, điều này rất bất thường. Nền kinh tế nên là nhiệm vụ chính của Lý Khắc Cường và tập cận bình chỉ cần trực tiếp hỏi qua là được, ở đây là có ý muốn vượt quá chức phận.
Trong kỳ họp “Lưỡng hội”, Lý Khắc Cường đã tiết lộ rằng có 600 triệu người có thu nhập hàng tháng là 1.000 NDT, dường như có ý định nhấn mạnh rằng cái gọi là thoát nghèo không thể hoàn thành trong năm nay, nhưng Tập Cận Bình cố chấp yêu cầu phải hoàn thành và cho đến nay vẫn còn được nhấn mạnh.
Sau đó Lý Khắc Cường ủng hộ “nền kinh tế vỉa hè” nhưng nhanh chóng bị bộ phận tuyên truyền chặn lại.
Vào tháng 6, sau khi Tập Cận Bình ẩn thân thì các phương tiện truyền thông của Đảng vẫn tích cực đưa tin về những lá thư chúc mừng của Tập Cận Bình, các cuộc gọi điện thoại, ấn phẩm, chỉ thị, v.v nhưng lại cố tình áp chế các thông tin về Lý Khắc Cường.
Sau khi Tập Cận Bình ẩn thân và đưa ra chỉ thị cho nạn lũ lụt thì Lý Khắc Cường đã đến Quý Châu để khảo sát, cố tình ‘giẫm lên bùn’, nhưng lại không đến tuyến đầu của trận lụt.
Vào giữa tháng 7, Tập Cận Bình tiếp tục ẩn thân, nhưng Lý Khắc Cường đã dẫn đầu để xuất hiện tham gia diễn đàn kinh tế. Khi Tập Cận Bình xuất hiện hết lần này đến lần khác thì Lý Khắc Cường lại ẩn thân.
Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc vụ viện vào ngày 15/7, Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng “Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển, làm chuyện gì nhất định phải làm hết sức nhưng phải biết lượng sức mà làm” và “Quyết không cho phép làm công trình hình tượng, công trình mặt mũi” .
Lý Khắc Cường tiếp tục biểu hiện sự bất đồng. Lần này nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị hạ cấp xuống một quốc gia đang phát triển và cần phải lượng sức mà làm. Lý Khắc Cường không thể không nói thật, bởi vì quân đội ĐCSTQ vừa một lần nữa tuyên truyền nói khoác rằng muốn chế tạo 6 tàu sân bay.
Lý Khắc Cường vẫn giữ chức tổ trưởng tổ công tác phòng chống dịch bệnh. Các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ liên tục lộ mặt, nhưng Lý Khắc Cường lại cố tình ẩn thân, chắc chắn muốn nói với mọi người rằng, dịch bệnh ở Bắc Kinh vẫn còn bùng phát và cần tiếp tục tránh né.
Lý Khắc Cường đã dùng hành động để một lần nữa nói ra sự thật.
Tác giả: Chung Nguyên
Minh Huy (Theo Epoch Times)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)