Tây y vốn được ví như “con dao hai lưỡi”, Đông y không còn phổ biến nhưng lại có rất nhiều ưu điểm.
Tây y phổ biến với cách điều trị bao gồm tiêm, uống thuốc, phẫu thuật… Có thể mô tả như là “đau đâu trị đó”. Việc điều trị chỉ tập trung vào một phần cơ thể, ví dụ bạn sốt, bác sĩ sẽ cho thuốc hạ sốt, khi bị viêm sẽ cho thuốc kháng viêm, bị ung thư thì làm hóa trị,.v.v
Thời kỳ hưng thịnh của Đông y đã qua, nhưng hiện tại nó đang hưng khởi trở lại. Trái với Tây y, Đông y xem toàn bộ thân thể người là một hệ thống hoàn chỉnh. Học thuyết về kinh lạc, tử ngọ lưu chú đồ, học thuyết âm dương ngũ hành, đều nhấn mạnh vào chỉnh thể.
Nó chủ trương thực hành biện chứng trị liệu, sự hòa hợp giữa Thiên – Địa – Nhân, cũng như hoàn cảnh bên ngoài, sự ảnh hưởng của tâm tình lên sức khỏe. Một trong những câu nói kinh điển là “Nộ thương can, úc thương tỳ, khủng thương thận” (giận thì hại gan, uất thì hại lách, sợ thì hại thận). Để chữa hay ngừa bệnh người ta cần không chỉ dùng thuốc mà còn phải cải thiện tâm tình, tính khí, và thói quen sống. Từ góc nhìn ấy, Đông y tinh vi hơn Tây y.
Tất cả được khái quát lại bằng 7 lợi ích trọng yếu như sau:
1. Trị bệnh theo các bài thuốc Đông y, tuy thời gian khỏi bệnh có tiến triển chậm hơn, nhưng khi khỏi bệnh thì tỷ lệ tái phát rất thấp hơn so với những phương pháp khác.
Trong khi đó, các hoạt chất tồn tại trong mỗi cây thuốc Đông y là phức hợp và liều lượng phù hợp. Vì vậy, khi dùng thuốc từ cây cỏ hoa lá tự nhiên ngoài tác dụng chữa bệnh sẽ ít những phản ứng phụ gây hại cho con người.
Những người hay dùng thuốc Tây từ nhỏ, khi về già có khả năng mắc bệnh gan, thận cao hơn gấp 5 lần so với người dùng thuốc Đông y, bởi thuốc Đông y không sản sinh độc tố nên ít gây tổn hại cho cơ thể.
5. Nền y học phương Tây mặc dù có nhiều tiến bộ hơn châu Á và châu Phi, nhưng khả năng đề kháng với các loại bệnh tật của họ lại yếu hơn người ở hai châu lục này.
Điều này chứng tỏ thói quen dùng thuốc Tây làm giảm đi khả năng miễn dịch của cơ thể. Còn dùng thuốc từ cỏ cây hoa lá giúp cho hệ miễn dịch tốt hơn.