Tinh Hoa

Mỹ: Nóng bầu cử tổng thống

Mỹ: Nóng bầu cử tổng thống

 Dù đến ngày 6/11/2012, vòng một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để chọn ra người đàn ông quyền lực nhất hành tinh mới bắt đầu, chính trường Mỹ hiện đã sục sôi với câu chuyện bầu cử. Đặc biệt khi năm tới cả Mỹ và Nga, 2 thế lực từng đứng đầu 2 khối đối chọi thời chiến tranh lạnh, đều tiến hành bầu cử tổng thống.

 Obama sẽ có nhiệm kỳ 2?

 Ngày 4/4/2011, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức công bố chiến dịch tài tranh cử trong cuộc chạy đua giành chiếc ghế tổng thống vào năm 2012. Chiến dịch của Obama đặt tổng hành dinh tại Chicago, và những thành viên then chốt trong chiến dịch của ông hồi năm 2008 như David Plouffe và David Axelrod được cho sẽ quay lại phò trợ ông. Song song với việc sử dụng các phương tiện truyền thống, chiến dịch của Obama lần này cũng tận dụng các thế mạnh thời đại internet, bao gồm các mạng xã hội. Tờ Guardian của Anh cho biết đây là chiến dịch tái tranh cử tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng 2 mạng xã hội nổi tiếng là Twitter và Facebook để thu hút sự ủng hộ.

Obama sẽ đối chọi với Randall Terry và có thể là một ứng viên chưa tuyên bố trong cuộc chạy đua để được đảng Dân chủ chọn làm ƯCV tổng thôngw chính thức cho đảng. Cuộc đua này sẽ có kết quả vào tháng 2/1012.

Việc chọn Chicago làm trụ sở chiến dịch tranh cử thay vì Washington, D.C. được cho là một động thái lịch sử. Chưa từng có tổng thống thời hiện đại nào chọn trụ sở chiến dịch tái tranh cử ở bên ngoài Washington. Giới phân tích cho rằng Obama làm như vậy vì muốn thu hút nhiều hơn lá phiếu của những người bình dân.

Chiến dịch của Obama bắt đầu nhận ủng hộ trực tuyến từ ngày 4/4/2011, ngày ông công bố ra tranh cử. Chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên, các kênh huy động trực tuyến của chiến dịch nhận dược hơn 23.000 đóng góp, tương đương 200 USD. Đích thân Obama chủ trì các sự kiện gây quỹ chiến dịch ở Chicago, San Francisco, Los Angeles, và New York hồi tháng 4/2011. Được biết Matthew Barzun, Đại sứ Mỹ ở Thụy Điển, được chọn làm chủ tịch tài chính cho chiến dịch. Nhiều nhà quan sát tin rằng chiến dịch của Obama sẽ là chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có thể huy động được hơn 1 tỷ USD. Vào tháng 3/2011, Chủ tịch chiến dịch Jim Messina đã đề nghị một nhơm top 450 nhà hảo tâm đóng góp 350.000 USD. Cho đến nay, LGBT là nhà hảo tâm có mức đóng góp kỷ lục cho chiến dịch của Obama. Trong đợt huy động quỹ lần đầu tiên (quý 2-2011), chiến dịch đã huy động được số tiền kỷ lục 86 triệu USD. Trong quý 2-2011, có hơn 550.000 cá nhân quyên tiền cho chiến dịch của Obama, so với con số 180.000 cá nhân quyên tiền ủng hộ ông trong nửa đầu năm 2007 khi ông vận động cho cuộc tranh cử năm 2008.

Tuy nhiên, sự ủng hộ của người Mỹ dành cho ông Obama đang giảm sút dần cùng với sự khó khăn của nền kinh tế. Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 3/2011 của hãng Pew với giả định Obama là ƯCV Dân chủ và 1 ƯCV Cộng hòa không xác định, Obama giành được 47% phiếu bầu, trong khi đối thủ chỉ được 37% phiếu bầu. Tuy nhiên, trong thăm dò tương tự hồi tháng 8 của Rasmussen, Obama chỉ dành được 40% phiếu bầu, trong khi ƯCV không tên của Cộng hòa giành được 48%.

Cuộc thăm dò của trường đại học Quinnipiac được công bố hôm 30/8 cho thấy 51 % cử tri có ghi danh đi bầu nói không nên bầu lại cho Obama, so với 42% nói ông xứng đáng là một tổng thống 2 nhiệm kỳ.

 Các đối thủ tiềm năng

 Cho đến nay, ngoài Randall Terry thuộc đảng Dân chủ và , đã có 13 đảng viên Cộng hòa chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống vào năm tới. Theo giới quan sát, hiện có 2 nhân vật nổi bậc trong số các ƯCV Cộng hòa là ông Rick Perry – Thống đốc bang Texas, và ông Herman Cain – một doanh nhân đến từ Georgia.

Ông Perry chính thức tuyên bố tranh cử vào ngày 11/8/2011. Vì ra tranh cử muộn, việc huy động quỹ tranh cử của Perry chịu nhiều sức ép so với các đối thủ khác. Dù vậy, ông vẫn là một đối thủ đáng gờm của Obama. Trong các cuộc thăm dò hồi tháng 8 tại Florida và Michigan, Perry về thứ 2.

Cain tuyên bố tranh cử từ hồi tháng 3. Xuất thân từ một doanh nhân và sự nghiệp chính trị không có gì làm nổi bật, Cain vẫn bị xem là “dưới cơ” các đối thủ khác. Trong các cuộc thăm dò hồi tháng 8, Cain xếp gần đội sổ so với các ứng viên Cộng hòa khác. Tuy nhiên, theo sau cuộc tranh luận trực tiếp của các ứng viên Cộng hòa vào ngày 22/9, ngày càng có nhiều người dành sự ủng hộ cho ông Cain ở Orlando, Florida. Trong cuộc thăm dò của đảng Cộng hòa vào ngày 24/9, ông đạt tới 37%, dẫn đầu so với các ứng viên khác, trong khi ông Perry chỉ đạt 15%.

Đây là một thay đổi đầy bất ngờ đối với hầu hết các nhà quan sát. Khi Rick Perry chỉ về thứ 2 và người về nhất lại là Herman Cain, một người vốn là chủ một công ty bánh pizza. Cuộc thăm dò ở Florida được xem là một thử nhiệm sớm đối với sự ủng hộ của cử tri. Kể từ năm 1979, tất cả các ƯCV chiến thắng trong các cuộc bỏ phiếu ở Florida về sau đều trở thành ƯCV chính thức của đảng Cộng hòa.

Những người chưa ra mặt

 Danh sách các đối thủ tiềm năng của ông Obama còn có nhiều nhân vật được mong đợi sẽ ra tranh cử, trong đó có bà Sarah Palin, người được đảng Cộng hòa để cử làm ƯCV Phó Tổng thống trong kỳ bầu cử năm 2008. Các nhân vật nổi trội trong diện chưa ra mặt còn có Chris Christie, Thống đốc ban New Jersey và Rudy Giuliani, Cựu Thị trưởng New York.

Những lời đồn đoán về khả năng tranh cử của bà Palin được dấy lên khi vào ngày 8/9/2011, hãng Reuters đưa tin: “Palin, ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2008, vẫn giữ mối liên hệ với những người ủng hộ. Trong chuyến thăm đến Iowa hồi tháng trước, bà hứa sẽ công bố việc có tranh cử tổng thống hay không vào cuối tháng 9”.

Bà Palin là thống đốc trẻ nhất và là nữ thống đốc đầu tiên của tiểu bang Alaska. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, bà được ƯCV tổng thống Đảng Cộng hòa John McCain chọn liên danh tranh cử trong chức vụ phó tổng thống. Ở vị trí đó, bà đã thu hút được nhiều sự ủng hộ cho đảng Cộng hòa, thông qua cách ăn mặc duyên dáng của mình. Lúc đó, truyền thông dường như còn chú ý đến sự duyên dáng của bà hơn là các chính sách tranh cử của ông McCain.

 Anh Kiệt