Tinh Hoa

Thế giới lên tiếng phản đối việc Hàn Quốc trục xuất các học viên Pháp Luân Công

Gần đây, các học viên Pháp Luân Công từ New York, Wanshington DC, Anh, Nhật Bản, Đài Loan và các nước khác đã tổ chức các hoạt động nhằm phản đối việc chính phủ Hàn Quốc nhượng bộ trước áp lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vi phạm công ước quốc tế về vấn đề tị nạn và cưỡng ép trục xuất các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đang cư trú ở Hàn Quốc.

Theo các báo cáo truyền thông, vào ngày 6 tháng 9 năm 2011, các nhân viên nhập cảnh từ Seoul và cảnh sát địa phương đã đột nhập vào nhà của ông Jin, 26 tuổi và vợ ông, bà Jin. Đôi vợ chồng bị bắt giữ vì thiếu giấy tờ cư trú hợp pháp sau khi đơn xin cư trú của họ đã bị từ chối trước đó. Bà Jin đã trốn thoát được. Ông Jin lúc đầu bị giải tới văn phòng nhập cảnh Seoul trước khi bị chuyển tới trung tâm bảo vệ người nhập cư. Hiện giờ, ông đang phải đối mặt với khả năng bị trục xuất.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc phản đối cách mà chính phủ Hàn Quốc xử lý trường hợp của ông Jin.“Từ tháng 7 năm 2009, đã có mười học viên Pháp Luân Công bị chính phủ Hàn Quốc trục xuất. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Cộng sản vẫn đang tiếp diễn. Việc làm đó là phi nhân tính.”Ông Wu Shijie, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp phát biểu.

Patrick Forrest, nguyên quan chức cấp cao của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, phát biểu trong một bài phỏng vấn với hãng truyền thông vào ngày 16 tháng 9:“Không nghi ngờ gì về việc họ sẽ bị đàn áp, bị xâm hại những quyền mà Thượng Đế ban tặng họ, và thật không thể chấp nhận được là họ đang bị trục xuất trở lại đất nước mà chúng ta biết chắc rằng họ sẽ phải chịu bức hại vì niềm tin của mình.”

Patrick Forrest, nguyên quan chức cấp cao của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ

Ông Forrest đã tham gia vào nhiều trường hợp công dân Trung Quốc tìm kiếm sự bảo hộ từ chính phủ Hoa Kỳ. Một vài người tìm sự bảo hộ khi bị cưỡng bức triệt sản hoặc cưỡng bức phá thai.“Tôi đã tiếp nhận nhiều trường hợp các học viên Pháp Luân Công tìm kiếm sự bảo hộ khi chính phủ Trung Quốc cố gắng sử dụng vũ lực để ngăn chặn họ, trong nhiều trường hợp, bày tỏ tín ngưỡng và tập luyện Pháp Luân Công.”

Ngài Eward McMillian-Scott, phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu phụ trách vấn đề dân chủ và nhân quyền, viết một lá thư ngày 14 tháng 9 gửi chủ tịch Hàn Quốc Lee Myung-bak, rằng ông muốn“…đảm bảo rằng họ [các học viên Pháp Luân Công] không bị trục xuất về Trung Quốc, nơi mà rất có khả năng họ sẽ phải đối mặt với việc bị bức hại, bỏ tù và tra tấn.”

“Tôi chắc Ngài biết rõ rằng, từ năm 1999, các học viên Pháp Luân Công – một môn tập hòa bình theo trường phái Phật – đã bị bức hại , bỏ tù và lạm dụng thậm tệ. Tôi đã gặp rất nhiều học viên ở châu Âu và trong cả chuyến thăm gần đây nhất của tôi tới Bắc Kinh và Châu Á vào năm 2006. Ở Bắc Kinh, chỉ riêng việc tôi gặp những học viên đã khiến cho phần lớn bọn họ “biến mất” ngay sau đó và bị đưa vào tù hoặc bị ‘cải giáo’ trong các trại lao động.”

Chủ tịch Shaw Songshan (trái) và phó chủ tịch Dai Ruipeng từ Hiệp hội Giải cứu Học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan chuyển thư phản đối tới Phái đoàn Hàn Quốc ở Đài Bắc.

Theo báo cáo, khi một thành viên trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và giám đốc Tuyên truyền, Li Changchun tới thăm Hàn Quốc vào tháng 4 năm 2009, một phóng viên Hàn Quốc (người không muốn nêu tên) đã tiết lộ rằng ông Li đã nói rõ với chính phủ Hàn Quốc“Hãy trục xuất bất kể học viên Pháp Luân Công nào.”Không lâu sau đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã nhanh chóng từ chối đơn xin cư trú của các học viên Pháp Luân Công, và một vài vụ trục xuất đã diễn ra sau đó.

Rep. Dana Rohrabacher, một thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và chủ tịch của Tiểu ban Giám sát và Điều tra

Nghị sỹ quốc hội Dana Rohrabacher (R-CA) trong một lá thư gửi tới thủ tướng Lee vào ngày 15 tháng chín, đã kêu gọi chính phủ Seoul ngừng mọi vụ trục xuất học viên Pháp Luân Công về Trung Quốc.

“Liên minh Hoa Kỳ- Nam Hàn được xây dựng trên cơ sở đối nghịch với sự áp bức và xâm lược của cộng sản ở cả Bình Nhưỡng và Bắc Kinh. Pháp Luân Công nên được coi là bạn, theo những giá trị mà chúng ta chia sẻ,”ông phát biểu.

Ông Roger Helmer, một nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu từng sống ở Seoul trong bốn năm, viết trong một lá thứ ngày 9 tháng 9 gửi tới ông Choo Kyu-ho, đại sứ Hàn Quốc tại Anh, rằng hành động của Hàn Quốc có thể vi phạm hiệp ước quốc tế. Ông Helmer nói ông hy vọng Hàn Quốc sẽ bảo vệ những người tị nạn.

Ủy viên Quốc hội California John Garamendi

Ủy viên Quốc hội Garamendi nói trong bài phát biểu:“Mười học viên Pháp Luân Công tị nạn đã bị trục xuất về Trung Quốc trong 2 năm gần đây. Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với việc bị giam giữ, cưỡng bức lao động, tra tấn, lạm dụng tinh thần, và thường là bị sát hại. Với 58 trường hợp khác đang bị đe dọa trục xuất khỏi Hàn Quốc về Trung Quốc hôm nay, tôi kêu gọi Bộ Tư Pháp xem xét lại chính sách hiện tại đối với những người yêu chuộng hòa bình này.”

Ủy viên Quốc hội Garamendi chỉ ra trong bài phát biểu của ông rằng Hàn Quốc đã cam kết không trục xuất“Người tị nạn, những người giống như các học viên Pháp Luân Công, đang chạy trốn vì bị đàn áp tôn giáo,”bởi vì đó là ký kết của Hiệp ước về Người tị nạn của Liên Hợp Quốc vào năm 1951.

“Tôi kêu gọi đại sứ Hàn Quốc và tổng thống Lee ngay lập tức xác nhận lại một lần nữa cam kết đã ký cách đây 60 năm, và thực hiện bước đầu tiên trong việc bồi thường bằng cách ân xá cho Shen Xianzhi và Jin”,ông Garamendi phát biểu.

Ông Garamendi nói:“Tôi đã có cơ hội, đúng ra là một đặc ân, được gặp mặt một vài học viên Pháp Luân Công, những người là nạn nhân của việc tra tấn bởi chính quyền Trung Quốc, và những câu chuyện về nỗi đau, sự chịu đựng, cưỡng bức ly tán và cái chết càng nhấn mạnh sự cấp thiết mà Cộng hòa Triều Tiên phải hành động để sửa đổi cách làm của họ.” “Hàn Quốc đứng ở vị thế duy nhất đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận sự thật này bằng cách cung cấp nơi ẩn náu an toàn mà các học viên Pháp Luân Công xứng đáng được nhận.”Sự kiện này cũng thu hút sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ ở Hàn Quốc. Ủy ban Cố vấn Thống nhất Quốc gia Cộng hòa Triều Tiên (NUAC), chủ tịch chi nhánh Washington, ông Hong phát biểu rằng nếu các học viên Pháp Luân Công trú ẩn ở Hàn Quốc bị trả về nước, họ sẽ đối mặt với việc bị tra tấn khắc nghiệt hơn.“Tôi sẽ cố gắng liên lạc với các tổ chức nhân quyền có ảnh hưởng ở Hàn Quốc, để họ hiểu tình hình một cách chi tiết và giúp cho công chúng Hàn Quốc hiểu hơn về vấn đề này.”ông phát biểu.

Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông quốc tế trong những ngày gần đây đã bày tỏ quan tâm tới tình trạng Nam Hàn trục xuất các học viên Pháp Luân Công về Trung Quốc, bao gồm hãng tin AFP, The Straits Times, Đài phát thanh Châu Á tự do (Radio Free Asia), Yahoo Finance, Goldsea News và các hãng khác.

Goldsea News, trong bài báo có nhan đề“Hàn Quốc trục xuất các học viên Pháp Luân Công xin tị nạn,”nói rằng“Nam Hàn có thể sẽ cúi mình trước áp lực của Trung Quốc.”

Bài liên quan:

Theo minhhue