Mì ăn liền là một loại thực phẩm tiện lợi và rất quen thuộc với cuộc sống con người, nhưng không phải ai cũng biết tới lịch sử của nó. Để kỷ niệm 40 năm tô mì ăn liền đầu tiên ra đời, công ty thực phẩm Nhật Bản Nissin đã mở một bảo tàng chưa từng có trong lịch sử: bảo tàng mì ăn liền.
Những chiếc “cốc” mì khổng lồ…
Bảo tàng này được đặt tại thành phố Yokohama và nó có diện tích lên đến 10.000 mét vuông. Đây là một trong những hoạt động đặc biệt nhằm tôn vinh ngành công nghiệp mì ăn liền nổi tiếng, đồng thời cũng nhằm tái hiện lịch sử và tưởng nhớ tới “ông vua mì ăn liền” Momofuku Ando, người có công “phát minh” ra loại thực phẩm tiện lợi và ngon miệng này. Công ty Nissin, thường được gọi là “cha đẻ” của mì ăn liền, hi vọng rằng bảo tàng độc đáo này sẽ thu hút được đông đảo khách tham quan.
Đủ các loại mì
Tại bảo tàng, nhiều loại mì đã được trưng bày như mì ăn liền tô, mì gà Ramen… Ngoài ra, bảo tàng còn có những cửa hàng phục vụ các món mì trên khắp thế giới như các loại mì của Trung Quốc, mì của Ý… cùng các khu chế biến. Trẻ em có thể cùng vào bếp, nhào bột, cán, sấy và đóng gói mì ăn liền… để tạo nên những gói mì của riêng mình.
Người dân thành phố cảng Yokohama rất hào hứng với bảo tàng này, 500 người đã xếp hàng từ sáng sớm vào ngày bảo tàng mở cửa. Ông Koki Ando, chủ tịch công ty Nissin cho biết: “Chúng tôi mở ra nơi này nhằm giúp trẻ em có những giây phút thú vị và các công ty có cơ hội hợp tác với nhau.”
Một bé gái đang chơi đùa tại “Công viên mì”
Vào năm 1958, khi chứng kiến cảnh những người dân đứng xếp hàng trong đêm giá lạnh để chờ mua những vắt mì tươi tại một cửa hàng sau thế chiến thứ II, Momofuku Ando đã phát minh ra loại mì có tên “Chicken Ramen”. Năm 1971, lần đầu tiên trên thị trường thực phẩm xuất hiện loại mì ăn liền tô – loại mì có sẵn trong các bát hoặc cốc xốp cách nhiệt và chống thấm nước để có thể đổ nước vào ăn ngay. Cho đến nay, mì ăn liền đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với nhịp sống hiện đại.
Trẻ em được vào bếp nữa
Và còn rất nhiều trò chơi thú vị khác…
Theo 24h