Kể từ thuở khai thiên lập địa, con người đã luôn không ngừng quan sát bầu trời để nắm bắt các quy luật tự nhiên rồi vận dụng vào cuộc sống lao động hằng ngày. Kiến thức về vũ trụ của chúng ta cho đến này đã đạt trình độ nhất định và ngày càng mở rộng. Đó là nhờ rất nhiều nỗ lực nghiên cứu của các nhà thiên văn học trong lịch sử. Hôm nay, hãy cùng chúng tớ “điểm danh” 10 tên tuổi lỗi lạc nhất trong ngành Thiên văn từ trước tới nay nhé!
1. Charles Messier
Ông là một nhà thiên văn nổi tiếng người Pháp, từng bị ám ảnh bởi việc phát hiện, nghiên cứu sao chổi và quỹ đạo của chúng. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu sao chổi là rất khó nên ông đi đến quyết định lập ra danh mục các thiên thể trong vũ trụ. Danh mục này đã giúp đỡ ông và những người săn sao chổi phân biệt được các thiên thể thường trực (những ngôi sao) và thiên thể di chuyển thoáng qua (sao chổi) khi quan sát bằng mắt thường.
Charles Messier có niềm đam mê rất lớn đối với sao chổi.
Danh mục kết quả được xuất bản năm 1774 khi nhà thiên văn học 44 tuổi, đã khám phá hơn 100 thiên thể (hiện này vẫn gọi là các thiên thể Messier), bao gồm cả những tinh vân và thiên hà. Cùng với việc liệt kê danh mục này, Messier cũng thành công trong việc phát hiện ra sao chổi thứ mười ba.
2. Ptolemy
Danh nhân Ai Cập cổ gốc Hy Lạp Ptolemy sống vào năm 90 đến 168 sau Công nguyên, là nhà thiên văn học lớn cuối cùng trước khi Thế giới chuyển sang giai đoạn Dark Ages (thời kỳ không có thành tựu lớn về khoa học). Với hiểu biết sâu rộng về thiên văn học, địa lý, toán học, các phát hiện của ông đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Khoa học ngày nay.
Có thể nói, Ptolemy là người đặt nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu thiên văn học sau này của nhân loại.
Các quan điểm của ông về cấu trúc thế giới đã làm nền tảng cho thuyết địa tâm trong nhiều thế kỷ, một học thuyết mà đến đời Nicolaus Copernicus mới bị đánh đổ. Ptolemy cũng là tác giả của sơ đồ chuyển động các thiên thể. Dựa vào sơ đồ của ông, con người có thể biết được vị trí các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vị trí các ngôi sao cũng như thời gian diễn ra Nhật thực, Nguyệt thực…
Nếu không nhờ sự nghiên cứu và những tiến bộ của ông trong lĩnh vực thiên văn học thì phần lớn thành tựu thiên văn trong thời kỳ Phục hưng và cách mạng khoa học khó mà đạt được.
3. Tycho Brahe
Tycho Brahe (1546 -1601) là nhà thiên văn học, chiêm tinh học người Đan Mạch, được coi là cha đẻ môn thiên văn quan sát trước khi có kính viễn vọng.
Ngày 11/11/1572, Tycho Brahe khám phá ra một ngôi sao mới trong chòm sao Cassiopeia có độ sáng bằng sao Kim. Tycho Brahe gọi nó là “nova, nova” (sao mới, sao mới). Ngày nay, người ta gọi loại sao đó là supernova (siêu tân tinh) loại 1.
Vào thời mà Tycho sống, người ta cho rằng các loại sao kể trên nằm trong bầu khí quyển của Trái Đất nhưng ông bác bỏ quan điểm đó. Năm 1573, Tycho Brahe xuất bản một quyển sách mang tên De nova stella (các tân tinh) và cũng từ đó, “nova” được dùng để chỉ một ngôi sao đột nhiên sáng chói lên.
Xuyên suốt thời gian quan sát của mình, Tycho Brahe tìm ra ngôi sao mới thuộc chòm sao Cassiopeia nổi tiếng.
Tycho Brahe thực hiện việc quan sát thiên văn rất tỉ mỉ. Ông thường cẩn thận giữ gìn các dữ liệu quan sát của mình nên được các đồng nghiệp đương thời coi là một nhà quan sát thiên văn chính xác nhất thời đó.
Công trình chính của Tycho Brahe là phát hiện ra sao chổi C/1577 V1. Căn cứ trên các quan sát của mình, Tycho Brahe đã chứng minh nó không nằm trong bầu khí quyển của Trái Đất như quan niệm thời đó. Nó vẽ ra một quỹ đạo ê-lip quanh Mặt Trời, phía bên kia Mặt Trăng, cắt các quỹ đạo của các hành tinh khác.
4. Arno Allan Penzias và Robert Wilson
Hai nhân vật tiếp theo của chúng ta là bộ đôi nhà vật lý Arno Allan Penzias và Robert Wilson. Tuy nhiên, họ vẫn được vinh danh trong danh sách này nhờ những đóng góp to lớn của mình.
Arno Allan Penzias làm việc cùng Robert Woodrow Wilson ở trung tâm nghiên cứu Bell Labs tại New Jersey với máy thu vi sóng cryogen (ở nhiệt độ siêu thấp khoảng 123 độ K) có độ nhạy cao dùng cho quan sát thiên văn vô tuyến. Năm 1964, hai ông phát hiện sóng nhiễu tần số cao mà không thể giải thích nguồn gốc. Sóng nhiễu đó mang năng lượng rất thấp so với bức xạ xuất phát từ Ngân Hà. Không những thế, nó còn có cùng tính chất ở tất cả các hướng. Penzias và Wilson cho rằng dụng cụ làm việc của mình có lẽ đã bị nhiễu do một nguồn phát sóng nào đó trên Trái Đất.
Cặp bài trùng Arno Allan Penzias và Robert Wilson.
Sau khi đã loại trừ tất cả các khả năng gây nhiễu khác, họ công bố khám phá của mình. Về sau, nguồn sóng nhiễu này được xác định là bức xạ tự nhiên của nền vũ trụ, được hình thành từ vụ nổ Big Bang và tồn tại như bức xạ tàn dư. Khám phá này đã khẳng định lý thuyết về Big Bang, làm thay đổi nhiều giả thuyết về sự hình thành vũ trụ. Penzias và Wilson nhận giải Henry Draper Medal năm 1977 và sau đó một năm là Giải Nobel vật lý.
5. Nicolaus Copernicus
Nicolaus Copernicus (19/ 2/1473 – 24/5/1543) là nhà thiên văn học đã nêu ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm) trong cuốn sách mang tính mở đầu một kỷ nguyên của mình. Trong cuốn sách, ông đề cập về sự chuyển động quay của các thiên thể.
Copernicus là một trong những học giả có hiểu biết về nhiều phương diện ở thời mình. Ông là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, nhà tâm lý học, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, và cả một người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính.
Lúc còn sống, Nicolaus Copernicus được coi là kẻ báng bổ khi đưa ra thuyết nhật tâm, ngược lại với những điều giáo huấn của nhà Thờ.
(Vào thời kỳ đó, nhà thờ là cơ quan nắm hầu hết các quyền lực trong mọi hoạt động xã hội, bao gồm cả việc giáo dục.)
Sự phát triển thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm chứ không phải trái đất) của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Nó đánh dấu bước chuyển tiếp sang thiên văn học hiện đại và sau đó là khoa học hiện đại. Điều này đã khuyến khích các nhà thiên văn trẻ, các nhà khoa học và các học giả có thái độ đúng mực hơn với những giáo điều đã tồn tại từ trước.