Bên cạnh việc phá hoại, có không ít hacker đã mang lại cho thể giới công nghệ những điều đặc biệt vượt xa thời đại.
Trong vài tháng vừa qua, chúng ta đã được chứng kiến nhiều sự kiện công nghệ đình đám mà tiêu biểu là vụ các Hacker tấn công 1 loạt các hãng lớn như Sony, Ebay, hay thậm chí là những cơ quan mà ai cũng ngại đụng như FBI và CIA, vậy ngoài những “hacker” mới nổi, lịch sử công nghệ đã ghi những cái tên nào?
1. Konrad Zuse (1910-1995).
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, người ta phát hiện ra rằng có một dòng máy tính mang tên Z đã được phát triển và sử dụng ở Đức từ trước đó. Điều này chứng minh rằng người Đức đã phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên của thế giới.
Konrad Zuse |
Cha đẻ của cỗ máy này là kỹ sư Konrad Zuse. Từ năm 1936 đến 1938, Zuse đã phát triển và xây dựng chiếc máy tính kỹ thuật số nhị phân đầu tiên có tên Z1. Một bản sao của cỗ máy này hiện vẫn còn được trưng bày ở Viện Bảo tàng công nghệ và vận tải Berlin.
Ngoài niềm say mê phát triển phần cứng, Zuse còn rất quan tâm đến phần mềm và ông đã viết ra ngôn ngữ thuật toán lập trình đầu tiên có tên “Plankalkül” vào năm 1945 và mặc dù không thể nói ông là một “hacker” như những gì chúng ta vẫn nghĩ, nhưng ông là một trong những người đầu tiên can thiệp được vào một chiếc máy tính.
Ông dùng ngôn ngữ này để thiết kế một phần mềm chơi cờ. Mặc dù “Plankalkül” không được ứng dụng rộng rãi, nó cũng đã tạo nên nền tảng cho ALGO, thế hệ ngôn ngữ lập trình tiếp theo mà sau đó đã trở nên phổ biến trên toàn cầu.
2. John Draper
Nổi tiếng với tên hiệu “Cap’n Crunch”, John Draper là một trong những con người đầu tiên trên thế giới này được “nhận mệnh danh là hacker”.
Trong thập niên 70, Draper đã sử dụng một chiếc còi đồ chơi tặng kèm trong hộp ngũ cốc Cap’n Crunch để “hack” vào đường dây điện thoại và thoải mái thực hiện các cuộc gọi “miễn phí”.
John Draper |
Draper vô tình nhận ra rằng chiếc còi tạo ra một âm thanh có tần số giống hệt tần số tín hiệu cuộc gọi trên đường dây điện thoại. Nhờ đó mà anh ta đã có thể điều khiển cuộc gọi tiếp tục được diễn ra mà người nghe vẫn cứ tưởng là cuộc gọi đã kết thúc rồi.
Năm 1972, Draper bị phát hiện khi hãng điện thoại “nhìn thấy sự bất thường” trong hóa đơn tiền điện thoại của anh. Sau đó Draper bị kết án 2 tháng tù giam.
Vụ tấn công của Draper đã khai sinh là thuật ngữ “Phreaking”. Nghĩa của thuật ngữ này trong xã hội của chúng ta ngày nay là “tấn công vào các hệ thống viễn thông”.
3. Steve Wozniak
Trước khi trở thành người sáng lập Apple, bộ đôi Steve huyền thoại cũng nằm trong số những hacker sừng sỏ và Steve Wozniak có vẻ như nổi danh hơn đôi chút.
Steve Wozniak |
Thành tích của Steve Wozniak là chế tạo 1 hộp xanh (Blue box) – thiết bị cho phép người dùng gọi điện thoại đường dài không tốn tiền và bán chúng cho sinh viên tại trường đại học California – Berkely.
4. Robert Tappan Morris
Ngày 2/11/1988, Robert Morris đã thả sâu (Worm) làm ảnh hưởng đến 1/10 máy tính kết nối mạng trên toàn thế giới. Tác phẩm đã trở thành loại sâu máy tính đầu tiên trên internet.
Robert Tappan Morris |
Tuy nhiên, Robert Morris dễ dàng bị nhà chức trách phát hiện bởi từng trót khoe với bạn bè về loại sâu này hàng tháng trước đó.
Phát biểu sau khi bị bắt giữ, Robert Morris nghĩ rằng đó chỉ là 1 sai lầm của mình và vô cùng hối hận. Ước tính thiệt hại của vụ tấn công vào khoảng 15 triệu USD.
5. Mark Abene
Abene là thành viên của 2 nhóm hacker nổi tiếng là Masters of Deception và Legion of Doom.
Những thành viên của 2 nhóm này thường xuyên xuất hiện trong danh sách truy nã của FBI và Abene cũng không phải là ngoại lệ.
Mark Abene |
Vào năm 9 tuổi, Abene đã có thể truy cập những máy tính khác thông qua kết nối dial-up và từ đó kỹ năng tăng dần theo thời gian.
Sau này, Abene có sở thích mới là tìm ra những lỗ hổng của hệ điều hành Windows và thường thì ngay sau đó, các công ty bảo mật lại phải tất bật làm việc với khách hàng. Nhưng vài năm trở lại đây, anh chàng đã vắng bóng trên các diễn đàn nổi tiếng về hacker.
Hoàng Lâm