Dù không được nhận nhiều sự chú ý từ giới báo chí như Twitter và có thời giai dịch vụ bị gián đoạn nghiêm trọng, dịch vụ blog Tumblr vẫn giành được những thành công đáng kinh ngạc.
Tumblr đang đàm phán với các công ty đầu tư như DST, Kleiner Perkins , Andreessen Horowitz , and Sequoia về một khoản đầu tư tiền mặt có giá trị khoảng 75 – 100 triệu USD, nâng giá trị của Tumblr lên khoảng 800 triệu USD. Tuy nhiên, các khoản đầu tư này không phải là lựa chọn duy nhất cho Tumblr.
Tumblr, được sáng lập và điều hành bởi CEO David Karp đang phát triển “điên cuồng”. Theo công ty đo lường số liệu Quancast, mạng lưới blog của Tumblr hiện có 38 triệu lượt truy cập chỉ trong Mỹ và 90 triệu lượt toàn thế giới. Đây thực sự là mức tăng trưởng “điên”, bởi con số này một năm trước của Tumblr chỉ là 10 triệu.
Biểu đồ lượng truy cập Tumblr của Quancast
Với quy mô website mở rộng không ngừng, chỉ vài năm tới, Tumblr rất có thể trở thành một Facebook thứ 2 – và đủ khả năng bán quảng cáo hay bất cứ thứ gì mình muốn và kiếm được hàng tỉ USD. Do đó, Tumblr không cần phải tự mời chào về giá trị của mình với các nhà đầu tư.
Tumblr cho thấy trong công nghiệp web, thiết kế đóng một vai trò quan trọng. Sự sắc bén của Tumblr chính là ở chỗ: bản thân nền tảng là một sản phẩm lấy thiết kế làm trung tâm. Trong thế giới mà các nền tảng blog đã tồn tại được hơn 10 năm, Tumblr vẫn có thể phát triển mạnh và chuyển thành nền tảng xã hội khổng lồ, ngày nào đó có thể lớn như Twitter, thậm chí là Facebook. Tumblr không cần tới công nghệ vượt trội, xuất sắc, hay đại loại thế – nó chỉ là một sản phẩm được thiết kế hoàn hảo.
Hiện tại, khi cụm từ “công nghệ web mở (technology stack)” trở nên thông dụng nhờ vào điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở, start-up có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm thiết kế nhiều hơn trong kỹ thuật phần cứng. Công ty internet phát triển nhanh nhất tại thời điểm này, Groupon, hoàn toàn dựa trên bán hàng và các bài viết mà không phải công nghệ. Mặc dù công nghệ cao liên quan nhiều tới việc các trò chơi hoạt động mượt mà, ưu điểm của Zynga lại cũng dựa trên thiết kế. Nó không phải các thiết kế đồ họa tẻ ngắt trên hầu hết trò chơi của Zynga, chính việc thiết kế một sản phẩm đã giúp mọi người ở lại, chia sẻ với bạn bè của mình và tất nhiên là trả tiền cho nó.
Khi “công nghệ tiêu dùng (consumerization)” tồn tại trong doanh nghiệp, thiết kế cũng sẽ gây ảnh hưởng tới các sản phẩm của doanh nghiệp đó. Điều này thể hiện rõ ở sự thành công của Yammer hay thiết bị iOS, nơi những sản phẩm không phải là kết quả của các CIO (Giám đốc thông tin) mà từ những nhân viên hoạt động như người tiêu dùng thực sự, và thiết kế các sản phẩm tốt nhất.
Không ai nắm rõ điều này hơn Tumblr, và Tumblr xứng đáng được trả giá cao vì điều đó.