Tinh Hoa

5 lý do Scotland muốn giành quyền tự chủ

Cuộc trưng cầu dân ý về quyền độc lập của Scotland vào Thứ Năm (18/9) có thể là hồi kết cho Vương quốc Anh, một nhất thể có chủ quyền 307 năm bao gồm Anh, Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales.

Vào sáng thứ Hai (8/9/2014), tư liệu ảnh, biểu tượng “Yes” được hiển thị ở  Eyemouth, Scotland. (Ảnh: AP/Scott Heppell)

Thăm dò gần đây cho thấy cuộc bỏ phiếu có khả năng bị hủy bỏ và kết quả “có” của cuộc bỏ phiếu sẽ gây hệ quả rất lớn không chỉ đối với Scotland, mà còn cả Vương quốc Anh và phần còn lại của châu Âu.

Dưới đây là những lý do khiến người Scotland muốn bỏ phiếu đòi độc lập bất chấp những cảnh báo của các nhà kinh tế về nguy cơ của sự chia tách này.

Họ muốn Đảng Lao động được nắm quyền

Lãnh đạo Đảng Lao Động Ed Miliband thăm một trung tâm mua sắm ở Edinburgh khi ông thuyết phục người  Scotland từ bỏ ý định độc lập. (Ảnh: Getty Images)

Cử tri ở Scotland có truyền thống nghiêng về phía cánh tả và họ phần lớn bầu chọn cho đảng Lao động. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2010, khi đảng Lao động giành được 41 ghế thì đảng Bảo thủ trung hữu, đảng ít được đánh giá cao ở Scotland lại để mất 59 ghế và chỉ giành được 1 vị trí duy nhất. (đảng Dân chủ Tự do và đảng Quốc gia Scotland nắm giữ những vị trí còn lại).

Ngược lại, nước Anh có xu hướng bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ, cũng là đảng đang nắm quyền hiện nay. Do đó, mặc dù đảng Lao động áp đảo về số phiếu bầu nhưng người Scotland lại nằm dưới sự quản lý của đảng Bảo thủ. Nếu Scotland độc lập thì người Scotland cuối cùng cũng sẽ có một chính phủ do chính họ lựa chọn.

Họ muốn thoát khỏi đảng Bảo thủ mãi mãi

 

Vào thứ Bảy (ngày 3/5/2014), tư liệu ảnh, các chiến sỹ Black Watch thuộc vệ binh quốc gia đang chuẩn bị đặt vòng hoa trong lễ kỷ nghiệm ở đài tưởng niệm mới khánh thành World War One Black Watch ở  Zonnebeke, Bỉ. (AP Photo/Virginia Mayo)

Đối với nhiều người dân Scotland, cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm không chỉ để giành độc lập mà còn giúp họ nói không với sự lãnh đạo của đảng Bảo thủ.

Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Chính phủ Anh đã thi hành một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc, bao gồm cả giảm việc làm trong lĩnh vực công và thắt chặt phúc lợi xã hội. Những gia đình có thu nhập thấp ở Scotland đã chịu thiệt nhiều từ các chính sách này. Theo một báo cáo ra tháng 6/2014 của UNISON Scotland, ngân sách Scotland bị cắt 6 tỷ Bảng và 50.000 nhân viên lao động trong khối dịch vụ công bị sa thải.

Tự chủ là niềm tự hào quốc gia

Những người vận động ủng hộ độc lập Sandy và Ed Hastings mặc trang phục truyền thống ở Edinburgh, Scotland, vào ngày 16/9/2014. (Ảnh: BEN STANSALL/AFP/Getty Images)

Nghị viện đầu tiên của người Scotland được thành lập năm 1999 đã cho họ quyền tự chủ nhất định, từ giáo dục cho đến sức khỏe. Tuy nhiên, điều này cũng thúc đẩy mong muốn được toàn quyền kiểm soát và điều hành đất nước của người Scotland. Nếu bỏ qua cơ hội bỏ phiếu lần này, Scotland có thể không còn cơ hội tự chủ nào cho thế hệ mai sau.

Họ tin quyền tự chủ sẽ cải thiện kinh tế

Những áp phích trong cuộc vận động độc lập “Yes” và “NO” dán trên cột điện vào ngày 16/9/2014, ở Glasgow, Scotland. (Ảnh: Peter Macdiarmid/Getty Images)

Phe ủng hộ chủ quyền cho Scotland lập luận rằng, một Scotland độc lập quản lý kinh tế tốt hơn, đặc biệt đối với ngành thuế và mỏ dầu ngoài khơi Scotland. Ngoài ra, dân Scotland đều phản đối vũ khí hạt nhân và nếu bỏ phiếu thành công, loại vũ khí này sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ở đây.

Các cuộc thăm dò cũng cho thấy phần lớn dân Scotland vẫn muốn có mặt trong Liên minh châu Âu. Ngay cả khi Vương quốc Anh rời khỏi EU sau vài năm tới thì Scotland vẫn có thể là thành viên của liên minh này.

Ảnh hưởng từ một nhà hoạt động lỗi lạc

Ông Alex Salmond, thủ hiến đầu tiên của Scotland

Alex Salmond, thủ hiến đầu tiên của Scotland, đồng thời cũng là người dẫn đầu chiến dịch đòi chủ quyền, đã chứng tỏ mình là một nhà vận động xuất sắc khi tập hợp được đông đảo người dân Scotland (đặc biệt là thế hệ trẻ) tham gia vào việc giành lại độc lập cho đất nước.

Kết quả một cuộc thăm dò ý  kiến 505 cử tri do The Guardian thông qua công ty khảo sát ICM thực hiện trong tháng Tám vừa qua cho thấy, khoảng 71% cử tri ủng hộ ông Salmond, trong khi chỉ có 29% ủng hộ chính trị gia Alistair Darling. Đây là một minh chứng cho khả năng lãnh đạo của ông Salmond.

Các tình nguyện viên từ chiến dịch “yes” chuẩn bị quần áo ở khu vực Pilton tại Edinburgh vào ngày 16/9/2014, ở Edinburgh, Scotland. (Ảnh: Matt Cardy/Getty Images)

Bùi Hương, Hồ Duyên (Theo Huffington Post)