Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, trên sao Kim có những tàn tích được cho là của gần 2 vạn khu nhà ở.
Vệ tinh thăm dò được phóng lên sao Kim
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay, môi trường trên sao Kim còn khắc nghiệt hơn sao Hỏa rất nhiều, nhiệt độ trên sao Kim lên tới 500 độ C. Thành phần bầu khí quyển của nó có tới 90% là khí cacbonic, và thường xuyên có các trận mưa axit sunfuric. Những cơn gió bão mạnh gấp nhiều lần gió cấp 12 ở Trái Đất xuất hiện rất nhiều ở đây.
Phần phía Nam sao Kim được chụp dưới tia cực tím
Từ năm 1960 đến 1981, Liên Xô và Mỹ đã phóng lên gần 20 máy thăm dò, tuy nhiên vẫn chưa nhận rõ được bộ mặt thật sự của sao Kim được bao bọc trong lớp mây dày đặc. Phát hiện quan trọng nhất về sao Kim đã được tiết lộ trong một hội thảo khoa học tại Brussels, Bỉ. Theo đó, vào tháng 1 năm 1989, Liên Xô đã phóng một thiết bị thăm dò vượt qua được những tầng mây dày đặc trên bề mặt sao Kim, dùng máy phát rada thăm dò, người ta phát hiện ra rằng, trên sao Kim rải rác có tới 2 vạn di tích của các thành phố.
Môi trường trên sao Kim được cho là vô cùng khắc nghiệt và tàn khốc
Lúc đầu khi các nhà khoa học nhìn thấy những bức ảnh truyền về, thấy hình ảnh các thành phố hoang tàn thì nghĩ đó là ảo ảnh do bầu không khí khô hạn tạo ra, hoặc do thiết bị có vấn đề. Nhưng khi đi sâu vào phân tích, họ thấy đấy đúng là những di tích đã phế tàn. Những thành phố này được xây dựng theo hình bánh xe ngựa. Phần trục xe ở giữa là nơi tấp nập nhất. Theo dự đoán của các nhà khoa học, trên đó có cả một mạng lưới giao thông vĩ đại nối tất cả các thành phố lại với nhau, và thẳng tới thành phố trung tâm.
Môi trường trên bề mặt sao Kim quá khắc nghiệt nên việc đưa các nhà du hành lên điều tra thực địa là không thể được. Liên Xô đã gửi lên sao Kim một phi thuyền không người lái nhằm xác định rõ diện mạo của các thành phố này. Thiết bị thăm dò của Mỹ phóng lên sao Kim cũng gửi về được những bức ảnh chụp di tích các thành phố hoang tàn.
Qua phân tích một cách toàn diện thì thấy rằng, 2 vạn thành phố này đều được xây dựng bởi những kim tự tháp khổng lồ hình “tam giác cân”. Mỗi thành phố trên thực tế chỉ là một kim tự tháp khổng lồ không có cửa ra vào hay cửa sổ gì cả. Các nhà khoa học dự đoán rằng có lẽ lối ra vào được xây dưới lòng đất. Những nhà nghiên cứu cho rằng, những thành phố kiểu kim tự tháp này, ban ngày có thể chống nóng, ban đêm chống được rét và có thể chịu được gió bão to lớn.
Núi lửa hoạt động trên sao Kim (ảnh minh họa).
Theo tính toán thì khoảng 8 triệu năm trước đây, sao Kim đã từng trải qua biến đổi giống như Trái Đất ngày nay, đáng lẽ cũng phải có sinh vật trí tuệ sinh sống ở đây. Thế nhưng do thành phần khí quyển của sao Kim thay đổi, khiến cho khí cacbonic chiếm phần lớn không khí, gây hiệu ứng lồng kính rất mạnh, làm cho nước biến thành hơi, rồi thành mây hoặc tán phát ra ngoài mà mất đi, dẫn đến sự tuyệt chủng của các sinh vật trên hành tinh này.
Tàu Venus Express phát hiện ra hiện tượng cực quang oxy trên sao Kim.
Trong những thành phố đổ nát ấy ẩn chứa những bí mật gì? Để làm sáng tỏ điều đó có lẽ phải chờ các cuộc thăm dò nghiên cứu trong tương lai, mong rằng ngày đó sẽ không còn xa nữa. Đến nay, người ta đã phát hiện được dấu vết của sự sống trên sao Kim, sao Hỏa, Mặt Trăng, thậm chí trên sao Thủy (hành tinh gần Mặt Trời nhất) người ta cũng tìm thấy dấu vết những quãng đường thành đứt quãng ở bên mặt tối của nó.
Những kiến trúc kiểu kim tự tháp khiến cho Trái Đất, Mặt trăng, sao Kim, sao Hỏa tạo thành một hệ thống văn minh có sự liên hệ với nhau. Điều đó khiến cho nhiều người tin rằng, lịch sử phát triển văn minh của hệ Mặt Trời không hẳn đã bắt nguồn từ Trái Đất. Thời kì phát triển cực thịnh của nó có lẽ đã xuất hiện trước nền văn minh Trái Đất và khi nền văn minh đó đến với Trái Đất thì rất có thể là nền văn minh cuối của hệ Mặt Trời. Tuy nhiên điều đó không gây trở ngại gì đến việc loài người tìm một hành tinh mới có sự sống như Trái Đất.
Liệu sự sống có xuất hiện ở một hành tinh nào khác ngoài Trái Đất của chúng ta hay không? Hãy chờ những câu trả lời này trong tương lai các bạn nhé!
Theo: Pháp Luật Xã Hội