Trung Quốc đưa tàu sân bay vào thử nghiệm, Mỹ, Nhật, Đông Nam Á xôn xao lên tiếng; Triều Tiên – Hàn Quốc lại đấu pháo, đấu khẩu; thủ đô London của Anh trong cơn hỗn loạn chưa từng thấy… Một tuần thực sự không êm ả cho thế giới.
1. Tàu sân bay Trung Quốc xuất hành, Thái Bình Dương dậy sóng
Sáng 10/8, mang tên Thi Lang đã rời xưởng sản xuất ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh cho .
Được nâng cấp từ một tàu sân bay cũ của Liên Xô có tên Varyag, con tàu được Trung Quốc mua lại của Ukraine với mục đích tuyên bố ban đầu là biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, sau đó, quân đội Trung Quốc đã tiếp quản và đại tu đống sắt vụn Varyag thành Thi Lang, thỏa “cơn khát” thiếu vắng một tàu sân bay trong đội hình hải quân hùng hậu của đất nước 1.3 tỉ dân này.
Varyag từ Casino nổi trở thành tàu chiến |
Phía Trung Quốc nhiều lần khẳng định con tàu này chỉ được sử dụng cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu, đặc biệt nhấn mạnh việc chạy thử tàu sân bay mới đây . Nhưng có vẻ như lời biện hộ này không có sức nặng cho lắm. Phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo hôm 12/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa đã lớn tiếng yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do tại sao quân đội nước này lại cần đến tàu sân bay, đồng thời bày tỏ quan ngại rằng sự hiện diện của nó sẽ tác động rất lớn đến tình hình khu vực.
Trước đó hai ngày, Washington cũng đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc công bố lý do nước này sở hữu tàu sân bay, cũng như tỏ ý bất mãn với sự thiếu minh bạch trong các hoạt động phát triển quân sự của Trung Quốc.
Phát biểu về động thái này của Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: “Chúng tôi mong rằng, là một nước lớn, Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.”
Hôm qua (13/8), Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, quân đội nước này đang thực hiện . Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối xác nhận thông tin này.
2. Pháo lại nổ trên bán đảo Triều Tiên
Hôm 10/8, khi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố quân đội nước này đã bắn 3 quả pháo nhằm trả đũa việc Triều Tiên nã pháo vào “đường ranh giới phía bắc” tồn tại tranh chấp gần đảo Yeonpyeong. Trái với thông tin từ phía Hàn Quốc, trưởng đoàn đàm phán quân sự Bắc-Nam của Bình Nhưỡng tuyên bố, những âm thanh mà Hàn Quốc cáo buộc là một cuộc pháo kích chỉ là những tiếng nổ thông thường phát ra từ một công trình xây dựng ở tỉnh Hwanghae, phía Tây Nam Triều Tiên.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên bình luận việc Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên tấn công pháo kích và cho quân đội thực hiện các biện pháp vũ lực đáp trả trên thực tế là “một “, với mục đích phá hoại bầu không khí đối thoại trên bán đảo Triều Tiên, đẩy quan hệ giữa hai miền vào tình trạng đối đầu và xung đột; đồng thời nhấn mạnh động thái này rõ ràng nhằm biện hộ cho cuộc tập trận chung “Người bảo vệ tự do Unchi” giữa Mỹ và Hàn Quốc dự kiến diễn ra từ ngày 16-26/8 tới.
Quan chức này tuyên bố, quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ đập tan mọi âm mưu chống lại Bình Nhưỡng; tuy nhiên vẫn tiếp tục các nỗ lực cải thiện quan hệ liên Triều cũng như thực hiện hòa bình và thống nhất dân tộc.
“Giới tuyến phía bắc” (màu xanh) giữa 5 hòn đảo hải vực phía tây và bờ biển phía tây Triều Tiên |
“Giới tuyến phía bắc” là đường phân giới trên biển do Hàn Quốc đơn phương thiết lập giữa 5 hòn đảo khu vực biển phía tây bao gồm đảo Yeonpyeong và bờ biển phía tây Triều Tiên. Triều Tiên không thừa nhận đường giới hạn này, hơn nữa năm 1999 đã thiết lập đường phân giới trên biển gần phía nam hơn so với “đường giới hạn phía bắc”.
Ngày 23/11/2010 đã nổ ra vụ pháo kích qua lại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Hai bên đều cáo buộc đối phương ra tay trước.
Trước đó, một số phương tiện truyền thông đưa tin, Bắc Triều Tiên đã cử một nhóm bí mật tới Hàn Quốc để cố gắng của nước này – người từng tuyên bố sẽ có phản ứng cứng rắn nhằm trả đũa các cuộc tấn công từ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc không xác nhận các thông tin trên, nhưng nói thêm rằng việc bảo vệ an toàn cho Bộ trưởng Kim Kwan-Jin mới đây đã được tăng cường.
Bắc Triều Tiên trước đó được cho là từng cử các nhóm bí mật ám sát các quan chức cấp cao đã đào tẩu và định cư ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chưa hề có báo cáo nào cho thấy các quan chức hàng đầu của Seoul cũng trở thành mục tiêu của họ.
3. London chìm trong khói lửa, Iran bày tỏ “nhã ý” lập lại hòa bình
Xuất phát từ sự biến hôm 6/8, khi nhiều người dân tụ tập gần Cục cảnh sát London để phản đối việc cảnh sát bắn chết một người đàn ông trung niên vào hôm 4/8 vừa qua, cuộc biểu tình đã nhanh chóng biến thành cuộc . Từ London, bạo loạn đã nhanh chóng lan ra hàng loạt thành phố khác như Manchester, Salford, Liverpool, Nottingham. Đốt phá, hỗn loạn, cướp bóc diễn ra trong suốt hàng tuần lễ.
Sau cuộc họp khẩn cấp sáng 10/8, tuyên bố: “Đất nước của chúng ta không thể tồn tại những hành vi bạo loạn như vậy, chúng ta cũng không cho phép người khác gây rối trên đường phố.” Theo ông Cameron, cảnh sát Anh sẽ áp dụng hàng loạt các biện pháp để khống chế tình hình bạo loạn leo thang ở nước này, bao gồm cả việc dùng vũ lực.
Tính tới thời điểm này, cảnh sát đã bắt giữ hơn 800 người, trong đó có 160 người bị khởi tố vì nhiều tội danh gây rối khác nhau. Thủ đô London về cơ bản đã yên ắng trở lại.
Nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về tình hình ở Anh. Trong khi đó, ở một động thái mang tính giễu cợt, Iran hôm qua (13/8) tuyên bố, nước này sẵn sàng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến lập lại trật tự ở London.
4. Thái Lan chính thức có nữ Thủ tướng đầu tiên
Bà Yingluck Shinawatra, em gái của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin đã chính thức trở thành của chính quyền Bangkok sau khi được Vua Bhumibol Adulyadej phê chuẩn.
Bà Yingluck sinh ngày 21/6/1967, là em gái út của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Bà tốt nghiệp cử nhận tại trường Đại học Chiang Mai (Thái Lan) và tốt nghiệp thạc sĩ tại trường Đại học Kentucky (Mĩ). Hiện bà Yingluck đã kết hôn và có một người con trai. Trước khi được Đảng Puea Thai chọn làm ứng cử viên Thủ tướng của đảng này vào ngày 16/5, bà chưa có bất cứ thành tích nào về chính trị.
Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra |
Tối ngày 8/8, Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đã , đánh dấu chính phủ mới của Thái Lan chính thức được thành lập. Trong số 36 thành viên trong danh sách tân nội các được giới truyền thông Thái Lan công bố, có 4 thành viên không đến từ liên minh cầm quyền.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/7, Đảng Puea Thai dưới dự lãnh đạo của bà Yingluck đã giành được 265 ghế trong tổng số 500 ghế, trở thành chính đảng lớn nhất tại Quốc hội. Đảng Puea Thai và 5 chính đảng khác thành lập liên minh cầm quyền.
5. Mỹ lăm le bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc dọa dùng đòn kinh tế
Hôm 10/8, đại diện cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố tuyệt đối mà họ đang chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa.
Báo chí Đài Loan dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Dương Niệm Tổ: “Một khi Trung Quốc kiểm soát Đài Loan và thiết lập căn cứ quân sự, Đài Loan sẽ trở thành bàn đạp để Trung Quốc bành trướng hoạt động quân sự ở Biển Đông, đương nhiên là không phù hợp với lợi ích của Mỹ. Nếu trong tương lai do hội nhập chính trị, Đài Loan trở thành một bộ phận của Trung Quốc, Mỹ sẽ mất đi lợi ích quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.”
Liên quan đến thương vụ mua bán vũ khí gây tranh cãi giữa bộ ba Trung – Mỹ – Đài, giới phân tích cho rằng Nhà Trắng sẽ thông qua thương vụ bán máy bay F-16 cho Đài Loan, bất chấp sự phản đối gay gắt của phía Trung Quốc. Nhiều chuyên gia cảnh báo chính phủ Mỹ cần tính toán kĩ trước khi quyết định, bởi Bắc Kinh hiện đã trở thành một đối tác kinh tế, ngoại giao quan trọng của Washington và việc “chọc giận” Bắc Kinh có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Việc bán máy bay F-16 cho Đài Loan là vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc |
Trước đó, trong cuộc gặp gỡ quan chức cấp cao Trung Quốc tại Washington về vấn đề Đài Loan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập đến một thỏa thuận tân trang lại cho Đài Loan những chiếc F-16 đã cũ, thay vì bán thêm chiến đấu cơ mới.
Giới truyền thông Trung Quốc tỏ ra ngạo nghễ khi tuyên bố giờ là thời điểm thích hợp để tận dụng vị thế sử dụng “vũ khí tài chính” của mình dạy cho Mỹ một bài học nếu Quốc hội nước này thông qua kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan. Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất, nắm trong tay 1159,8 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế Mỹ lại tự tin cho rằng đây là mối quan hệ Bắc Kinh sẽ chẳng có lợi gì nếu định dùng những gì đang có trong tay để chơi một canh bạc với nền kinh tế số 1 thế giới.
6. NATO ra đòn với Taliban, trả thù cho SEAL Team 6
Tướng John Allen, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Afghanistan cho biết, những kẻ chịu trách nhiệm cho làm 38 binh sĩ Mỹ và Afghanistan thiệt mạng đã bị tiêu diệt sau một cuộc không kích của máy bay chiến đấu F-16 hôm thứ 2 (8/8) vừa qua. Theo báo cáo của NATO, cuộc không kích đã tiêu diệt một lãnh đạo Taliban cùng với tay chân, những kẻ đã bắn rơi chiếc trực thăng CH-47 tuần trước.
Một phần không nhỏ trong số 31 binh sĩ Mỹ thiệt mạng là thành viên của , thuộc lực lượng Navy SEAL của quân đội Mỹ. Đây được xem là những chiến binh tinh nhuệ nhất trong các lực lượng đặc biệt, những người đã thực hiện vụ đột nhập và hồi tháng 5. Ngoài ra còn có các dân quân Afghanistan, 1 phiên dịch dân sự người địa phương, các binh sĩ không quân Mỹ và toàn bộ phi hành đoàn của chiếc trực thăng CH-47 Chinook.
Hôm thứ 3 vừa qua, Tổng thống Obama cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm đến căn cứ không quân Delaware, nơi đang lưu giữ thi thể 30 binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng vừa qua. Quân đội Mỹ dựa nhiều vào các chiến binh lực lượng đặc biệt trong cuộc chiến tại Afghanistan, đội quân này chủ yếu thực hiện những cuộc tấn công ban đêm, nhiệm vụ là tiêu truy lùng và tiêu diệt các lãnh đạo Taliban.
Trong một diễn biến khác, được biết, cuộc đàm phán hòa bình tuyệt mật giữa Mỹ và Taliban đã bị đổ bể do lộ thông tin cho báo giới.
7. Bạo động ở Quý Châu, Trung Quốc
Hôm 11/8, hàng nghìn người dân thị trấn Kiềm Tây, tỉnh Quý Châu, miền tây nam Trung Quốc đã xuống đường, đập phá xe của lực lượng cảnh sát trong cuộc biểu tình biến thành bạo động mới nhất ở Trung Quốc.
Theo truyền thông Trung Quốc, xô xát bắt đầu giữa một nhân viên chấp pháp với chủ sở hữu một chiếc xe được cho là đậu bất hợp pháp. Tình hình trở nên nghiêm trọng khi nhân viên chấp pháp kể trên được cho là xô đẩy người phụ nữ có tuổi chủ chiếc xe, khiến bà này bị thương. Đám đông đã xông vào lật chiếc xe của nhân viên công quyền này, tấn công các cảnh sát được điều tới nhằm vãn hồi trật tự ở khu vực này.
Được biết, 5 xe cảnh sát đã bị người biểu tình đập phá, trong khi nhiều người khác dùng xe tải và xe nâng để phong tỏa các con đường xung quanh.
Báo chí Trung Quốc đưa tin, đến sáng 12/8, cảnh sát đã kiểm soát được tình hình và bắt giữ khoảng 10 nghi phạm liên quan tới các hành động đốt phá xe kể trên. Một số cảnh sát đã bị thương trong vụ việc.
Tân Hoa Xã cho biết, nhân viên công quyền kể trên thuộc lực lượng “thành quản”, được thiết lập để đảm trách việc quản lý đô thị các thành phố của Trung Quốc. Các nhân viên “thành quản” được cho là thường có những hành động quá tay khi xử lý những người vi phạm.
Đ.L