Tinh Hoa

Dịch bệnh Ebola có thể khiến hệ thống y tế Liberia sụp đổ

Như vậy đến thời điểm này, dịch bệnh Ebola đã không dừng lại ở việc gây khốn khổ cho con người thông qua việc cướp đi sinh mạng mà còn có khả năng đưa người dân tại vùng dịch bệnh lâm vào hoàn cảnh khó khăn lẫn về kinh tế, tài chính và an ninh, biến các quốc gia Tây Phi vốn đã khốn khó này lại càng thêm bần cùng.

 
Ngày 8.8, Ngoại trưởng Liberia cho biết: hệ thống y tế đang sập, bệnh viện đóng cửa và nhân viên y tế bỏ chạy vì sợ lây nhiễm dịch Ebola rất dễ gây chết người và đang bùng phát nghiêm trọng.

Ngoại trưởng Augustine Kpehe Ngafuan nói với hãng tin Reuters: “Mọi người đang chết vì các bệnh phổ thông, vì hệ thống y tế đang đổ sụm. Nó sẽ có tác động lâu dài, kể cả sau khi kết thúc cuộc khủng hoảng này”.

Các bệnh có thể chữa trị được như sốt rét, tiêu chảy đều không được chữa trị, vì người Liberia sợ hãi không dám đến các cơ sở y tế, và số tử vong vì các bệnh này có thể vượt quá số người chết vì Ebola những 3, 4 lần”, ông nói.

Nhưng điều ông hãi nhất là dịch này đang phát tán nhanh: “Chúng tôi đang nghe nói tình hình sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi không biết sẽ tệ hại đến mức nào. Nỗi lo sợ chính của tôi là sẽ có bao nhiêu người sẽ phải chết. Hiện mọi sự nằm ngoài tầm kiểm soát, dịch lan khắp nơi”.   

Do nhân viên bị lây nhiễm, tự cách ly hoặc sợ lây nên không đi làm, khiến càng thiếu bác sĩ, y tá (sau nội chiến vốn đã thiếu nhân sự trầm trọng).

 
Xác chết trên đường phố ở Liberia.
 

Ông Ngafuan nói cả Liberia đang nhiễm dịch chỉ có 50 bác sĩ có 4 triệu dân: “Điều đang xảy ra là toàn bộ hệ thống y tế bị cuộc khủng hoảng đánh sập. Ebola không chỉ là sát thủ, nó còn giết cả người chăm sóc nạn nhân, và rất nhiều người đang chết”.  

Ông còn nói cả 3 nước vùng tây châu Phi bị nhiễm Ebola nặng nhất-Liberia, Guinea và Sierra Leone- đã nhấn mạnh rằng phải có sự phản ứng tầm quốc tế, khi họ nói chuyện với các quan chức Mỹ, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) và Ngân hàng thế giới (WB) hôm 4.8.

Ngoại trưởng Samura Kamara của Sierra Leone cũng phát thông điệp tương tự: “Dịch này vượt quá khả năng kiểm soát của 3 chính phủ. Chúng tôi cần có sự đề cao cảnh giác cao hơn của quốc tế, và sự ủng hộ cũng như nên xếp đây là một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu cần đến sự đối phó cấp toàn cầu”.

 Xác chết chờ được hỏa thiêu tại Monrovia, Liberia 

Cả hai vị Ngoại trưởng đều hài lòng với cách phản ứng của Mỹ, sau khi nhờ Mỹ hỗ trợ khẩn cấp để kiểm soát dịch, giúp đỡ hậu cần, phòng thí nghiệm, tăng viện nhân viên y tế và giúp bằng cách chương trình giáo dục-phòng chống.   

Cơ quan viện trợ quốc tế Mỹ (USAID) hứa sẽ đưa thêm 5 triệu USD và cử một nhóm nhân viên khẩn cấp, WB đóng góp 200 triệu USD từ quỹ khẩn cấp để chống dịch Ebola vốn đã đoạt mạng sống  của 932 người và đang lan sang Nigeria.

 Các xác chết nhiễm virus bầm tím, xuất huyết máu ở mũi và miệng nằm la liệt trên phố.
Hai vị ngoại trưởng nói trọng tâm hành động ở tây châu phi là kiểm soát dịch, vì thuốc thử nghiệm và vaccine đang phát triển chỉ có thể sử dụng từ năm 2015.

Nhưng Sierrra Leone và Liberia đều cần thêm sự hỗ trợ tài chính. Sierra Leone ước tính kinh phí cho các biện pháp khẩn cấp từ tháng 7 đến tháng 12 tới là khoảng 25 triệu, trong khi nước này chỉ có 7 triệu USD, ông Kamara nói.


Bác sĩ Nancy đã được đưa về Hoa Kỳ.


Linh mục Miguel Parajes người Tây Ban Nha là bệnh nhân nhiễm virus đầu tiên được đưa về châu Au tại thủ đô Madrid để thử thuốc điều trị. 

Bộ Y tế Liberia nêu số tiền cần thiết cho giai đoạn trên là 21 triệu USD, nhưng ông Ngaguan nói nước ông thiếu từ 10 đến 15 triệu USD. 
 
Hai vị ngoại trưởng đã phải cầu cứu các cộng đồng kiều dân đóng góp tiền giúp đồng bào trong mỗi nước. Hai ông cũng nói khâu tái thiết hệ thống y tế sẽ tốn hàng triệu USD nữa. 

Theo Motthegioi, VOR